Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trịnh Huệ
Thứ ba, 02/11/2021 - 22:40
(Thanh tra) - Là địa bàn có tới 93% dân số người dân tộc Hà Nhì, nhiều năm qua, cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng chính tiếng Hà Nhì cho người dân xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhờ vậy, người dân đã tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ. Từ đó, đồng bào dân tộc nơi đây thực hiện pháp luật một cách tự giác.
Việc tuyên truyền chính sách pháp luật được tổ chức dưới nhiều hình thức, bằng tiếng Hà Nhì... Ảnh: Trịnh Huệ
Mưa dầm thấm lâu
3 năm nay, cứ vào thứ 5 hàng tuần, người dân xã Ka Lăng, huyện Mường Tè lại mong ngóng tiếng loa phát thanh lưu động của UBND xã tuyên truyền về phòng chống Covid-19.
Anh Lỳ Hà Xu, bản Tù Nạ, xã Ka Lăng bộc bạch: “Từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, người dân buộc phải ở nhà thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, tiếng loa lưu động giống như “người bạn” trong những ngày dịch bệnh. Giờ đây, khi cuộc sống trở về tình trạng bình thường mới, tiếng loa vẫn thường xuyên đến với người dân nhắc nhở thực hiện đúng pháp luật.
Anh Lỳ Hà Xu cho biết thêm: “Được nghe tuyên truyền bằng tiếng của dân tộc mình, chúng tôi hiểu rõ hơn về dịch bệnh từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng. Mọi người dân trong bản đều nỗ lực, góp sức đề phòng, chống dịch Covid-19. Không những vậy, trước đây người dân thường đi xa thậm chí vượt biên sang nước bạn mưu sinh. Tuy nhiên, từ khi được tuyên truyền phổ biến về dịch bệnh, người dân không đi xa nữa”.
Không chỉ đảm bảo tuyên truyền pháp luật trong thời kỳ giãn cách xã hội, thời gian qua, lực lượng chức năng còn tích cực tuyên truyền các kiến thức pháp luật bằng tiếng Hà Nhì cho người dân.
Bà Lù Gạ Xó, bản Mé Gióng, xã Ka Lăng cho biết: Trước đây, người dân tộc Hà Nhì có thói quen du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Trong cuộc sống hiện đại, một số người cũng bước đầu nhận thấy đây là thói quen xấu vừa ảnh hưởng đến môi trường vừa không đảm bảo cuộc sống. Thế nhưng đã là thói quen nên người dân khó từ bỏ. Rất may, thời gian đó, cán bộ kiên trì tuyên truyền người dân bằng chính tiếng Hà Nhì rất gần gũi dễ hiểu. Từ đó mưa dầm thấm lâu, người này khuyên bảo người kia. Vì thế, người dân trên địa bàn đã không còn giữ thói quen này nữa.
Cần nhân rộng mô hình
Trao đổi với phóng viên, ông Khoàng Xì Chừ, Chủ tịch UBND Xã Ka Lăng cho biết, trên địa bàn hiện nay có 8 thôn bản gồm 2 dân tộc là người Hà Nhì và La Hủ (trong đó chủ yếu là người Hà Nhì). Do địa bàn rộng, giáp biên nên công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được chính quyền chú trọng.
Để đảm bảo vấn đề này, xã thường xuyên mời “phát thanh viên” tiếng Hà Nhì là cán bộ, giáo viên trong xã. Cụ thể từ 2019 đến nay, xã mời thầy giáo Sử Chóng Tư thu âm tuyên truyền về phòng chống Covid. Bản thu âm này được cán bộ xã đưa lên xe máy rong ruổi phát trên toàn địa bàn. Thường thì cán bộ xã đi hết 1 ngày mới hết các thôn bản. Không chỉ tuyên truyền về Covid-19, lực lượng chức năng các cấp còn lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật theo chuyên đề chuyên sâu cho người dân. Cụ thể, bộ đội biên phòng phối hợp với cán bộ xã phát thanh song ngữ về vấn đề an ninh biên giới, phòng chống xuất nhập cảnh trái pháp.
Ngoài ra, lực lượng công an, viện kiểm sát, tòa án cũng thường xuyên xuống địa bàn tuyên truyền các nội dung phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, cán bộ xã còn lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức sân khấu hóa để người dân dễ nắm bắt.
Có thể nói, thông qua các buổi tuyên truyền giàu tính chuyên môn lại gần gũi qua hình thức tiếng dân tộc Hà Nhì, người dân đã thấm sâu các kiến thức pháp luật từ đó yên tâm phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Khoàng Xì Chừ cho biết thêm, nhờ cách làm này, hiểu biết về pháp luật của người dân ngày càng nâng cao. Đến nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong nhân dân giảm mạnh, trên địa bàn không còn xảy ra tình trạng du canh du cư, các tập tục lạc hậu hầu như bị xóa bỏ, bà con tích cực lao động sản xuất nâng cao đời sống, tham gia phong trào bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
Đặc biệt, người dân trong địa bàn đã vượt qua được “cái lý” của cha ông truyền lại để thực hiện theo nếp sống mới. Hiện nay, đám tang chỉ để người mất 2 ngày trong nhà, tục thách cưới không còn xảy ra, nhiều gia đình tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo khi đã đủ điều kiện; bản sắc văn hóa của người Hà Nhì, La Hủ được quan tâm gìn giữ.
Xã đã hoàn thành được 14/19 tiêu chí của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 8/8 bản bản có quy ước, nhà văn hóa và có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên; số hộ nghèo giảm từ 57% (năm 2016) xuống còn 43%.
Có thể nói qua hoạt động trong thực tiễn cho thấy mô hình tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ đã phát huy hiệu quả rất tốt. Người dân cảm thấy tự hào hơn khi nghe bằng chính tiếng nói của dân tộc mình qua đó tự giác thực hiện pháp luật. Đây là một mô hình hay cần nghiên cứu áp dụng tại các địa phương khác thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh