Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhìn lại vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng: Cho những nỗi đau đừng trở lại

Minh Khang

Thứ năm, 26/11/2020 - 15:16

Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng ngày 28/10 đã san phẳng 11 hộ dân ở Nóc Ông Đề thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 20 người đã chết hoặc mất tích, chỉ có 33 người may mắn sống sót trong sự kinh hãi và bàng hoàng trước thảm họa.

11 hộ dân ở Nóc Ông Đề thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã bị san phẳng trong trận lũ quét

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, nguyên nhân chính ban đầu dẫn đến vụ sạt lở đất nghiêm trọng này là do khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành 1 khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 30 - 45 độ; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt.

Vào thời điểm mưa kéo dài, đất đã ngấm no nước, bị bão hòa hết và lại gặp trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 9 (lượng mưa đo được là gần 180mm) thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới. Trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước làm cho dòng bùn, đá phải chuyển hướng sang bờ bên kia lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở.

Việc dự báo lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là rất khó, chỉ có thể cảnh báo, xác định được các vùng điểm có nguy cơ sạt lở.

Vì vậy, chính quyền địa phương cần rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn; theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo mưa của Đài Khí tượng Thủy văn để có phương án di dời dân đến nơi an toàn là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Bên cạnh đó cần tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức đề phòng hiện tượng sạt lở đất, cần chủ động quan sát, khi thấy các dấu hiệu bất thường như: Nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu..., phải báo cáo ngay chính quyền.

Về dài hạn, Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên kiến nghị cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tới cấp huyện tỷ lệ 1/5.000 và cấp xã (tỷ lệ 1/1.000 - 1/2.000) và phổ biến tới chính quyền cấp xã, thôn và người dân biết. Hiện nay, Viện đã xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất cho 3 huyện (Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn) với tỷ lệ 1/50.000 và toàn tỉnh 1/100.000.

Việc tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng nhận biết về phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở đất nói riêng là rất quan trọng. Đặc biệt cần phải đưa các kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục phổ thông. Rà soát, quy hoạch, bố trí lại khu dân cư, cơ sở hạ tầng... an toàn trước thiên tai.

Cần xây dựng hệ thống cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực dân cư có nguy cơ cao. Tăng mật độ trạm đo mưa tự động để nâng cao công tác cảnh báo chính xác hơn. Đồng thời cần rà soát và đánh giá để đưa ra tỷ lệ các loại rừng trồng, rừng tự nhiên cũng như phương thức khai thác hợp lý để nâng cao chất lượng thảm phủ rừng nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ gia tăng lũ lụt, sạt lở đất và lũ quét. Bởi rừng có vai trò hết sức quan trọng trong điều hòa dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm cũng như ổn định của các mái dốc sườn đồi.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm