Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người “chỉ huy” đẩy máy múc xuống dòng nước xoáy cứu đê

Thứ bảy, 14/10/2017 - 13:29

(Thanh tra) - Vỡ đê là chết, hàng nghìn hộ dân ở 6 xã thuộc huyện Thọ Xuân sẽ gánh tai họa, không biết hậu quả sẽ thế nào. Trong lúc nguy nan, tuyến đê đã vỡ, nước chảy ầm ầm, quá nguy cấp, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã cùng với lãnh đạo huyện bàn tính, quyết định đẩy chiếc máy múc xuống điểm đê vỡ để có điểm tựa để đắp đất, đá vá đê.

Trong lúc nguy cấp, ông Nguyễn Đức Quyền đã quyết định đẩy máy múc xuống lũ để cứu đê. Ảnh: Văn Thanh

Quyết định sáng suốt

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội và báo chí lan truyền clip và các bài viết  về việc một chiếc máy múc trị giá mấy trăm triệu đồng được đẩy xuống dòng nước lũ để cứu vỡ đê sông Cầu Chày đoạn qua xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 

Qua tìm hiểu, người chỉ đạo trực tiếp và quyết định việc đẩy máy múc này là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền. 

Hôm đó, trực tiếp phóng viên có mặt tại tuyến đê vỡ, ở vị trí cống tiêu trạm bơm Quang Hoa, đê hữu sông Cầu Chày nước sông cuồn cuộn chảy xiết, người dân 6 xã vùng hạ lưu đang nháo nhác tìm cách chạy lũ, hàng 100  cán bộ chiến sỹ bộ đội, dân quân tự vệ, lãnh đạo địa phương, máy móc, trang thiết bị được huy động đến hiện trường để nỗ lực hàn gắn, khống chế đoạn đê vỡ.

Chiếc máy múc được đẩy xuống để hàn gắn vỡ đê, một hình ảnh đẹp được nhiều người đánh giá cao. Ảnh: Văn Thanh

Tuy nhiên, do đê vỡ, nước chảy xiết, hầu hết ném vật dụng gì xuống cũng bị nước xoáy nuốt chửng. Lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ ai cũng băn khoăn chưa biết làm cách gì để xử lý thì bất ngờ nhận được lệnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cho hi sinh, đẩy một chiếc máy múc xuống dòng nước lũ để có điểm tựa đắp đất, đá vá đê. 

Quyết định sáng suốt này đã được nhiều cộng sự ủng hộ, kết quả đã cứu thành công được tuyến đê sông Cầu Chày, hàng ngàn hộ dân đã thoát khỏi cảnh lũ lụt, không rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. 

“Khi ném chiếc máy múc xuống làm điểm tựa, đã ngăn dòng được dòng nước chảy xiết, sau đó hàng trăm khối đất đá, cọc tre được vứt xuống để hàn gắn đê. Đến chiều cùng ngày, tuyến đê với cơ bản ổn định, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không có chiếc máy múc đó sẽ không ngăn được dòng nước xoáy đê, hậu quả sẽ không biết thế nào. Rất may có những lãnh đạo sáng suốt, quyết định hi sinh cả máy múc hàng trăm triệu đồng để cứu đê, người dân các địa phương biết được tin rất vui mừng, phấn khởi”, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch xã Xuân Minh cho biết.

Xuất phát từ cái tâm

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong nhiều năm qua, Thanh Hóa chưa khi nào phải hứng chịu đợt mưa với lưu lượng lớn như vậy trút xuống. Đê sông Cầu Chày phía thượng lưu làm đã lâu có khả nặng chịu đựng rất kém. Tối 11/10, huyện Thọ Xuân báo cáo đã huy động cả trăm người ra xử lý chống tràn đê Thọ Thắng, tuyến đê Xuân Minh khả năng không trụ được lâu. 3h30 ngày 12/10, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện báo cáo xảy ra sự cố đê tại cống bơm Quang Hoa, tôi cùng anh em tức tốc gọi xe quay lên Thọ Xuân. Trên xe tôi đã chỉ đạo điều ngay một tàu sắt thường ngày chở cát, chất đầy đá vào tàu, chuyển ra vị trí đê gặp sự cố để đánh đắm. Tuy nhiên, trên sông Cầu Chày không có tàu sắt. Phương án này coi như thất bại.”

Hàng 100 cán bộ, chiến sỹ đươc huy động đến hiện trường khắc phục vỡ đê. Ảnh: Văn Thanh

Khi tôi lên tới nơi khoảng 5h sáng, hàng trăm người đang tức tốc bảo vệ đê nhưng nước chảy xiết, độ chênh lệch giữa nước sông và bên trong đồng phải tới 5m. Bao nhiêu đất đá, rọ sắt, cả những bụi tre lớn đều bị dòng nước nuốt chửng. Tình thế vô cùng cấp bách, nước tràn vào rất nhanh nguy cơ cả đoạn đê dài sẽ bị cốn phăng nếu như xử lý không kịp thời. Nếu đê vỡ hàng nghìn nhà dân ở 6 xã thuộc Thọ Xuân sẽ chìm trong biển nước, thiệt hại vô cùng lớn. Anh em trong đoàn đề xuất cho xe tải lớn, chở đầy đá lao xuống chặn dòng lại. Xe tải của Công ty Miền Tây đã chuẩn bị sẵn sàng lao xuống. Nhưng nước xiết quá, sợ rằng chiếc xe tải cũng không thể chống đỡ được. Ngay lúc này có 2 chiếc máy múc gần đó, tôi bàn bạc với lãnh đạo huyện Thọ Xuân cùng với các doanh nghiệp đang ứng cứu đê đưa một chiếc máy múc xuống vì nó có gầu cắm được xuống đất và có bánh xích sẽ không bị trôi. 

Trong tình huống khẩn cấp, để cứu đê, tôi đã quyết định đẩy một chiếc máy múc loại lớn thả xuống làm điểm tựa để đắp đất đá bảo hộ đê. Sau đó dùng các tấm chăn sắt dài và các rọ sắt bỏ đầy đá thả xuống mới chặn được nước lồng vào. 

Rất may trên đó có một số doanh nghiệp, đơn vị rất nhiệt tình tham gia khắc phục hậu quả vá đê đó là: Công ty Miền Tây, Công ty Tiến Đạt, Trung đoàn 923, Tiểu đoàn 9, Phòng Cảnh sát PCCC … đã hỗ trợ nhân lực, vật lực mới có thể khống chế được hậu quả vỡ đê. Tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức trao bằng khen đột xuất cho các tập thể, cá nhân này vì đã có cống hiến cùng với chính quyền tổ chức khắc phục đê vỡ.

Ông Nguyễn Đức Quyền và ông Ninh Quang Vinh bám sát hiện trường chỉ đạo khắc phục đê vỡ. Ảnh: Văn Thanh

Ông Ninh Quang Vinh, Giám đốc Công ty Miền Tây chia sẻ: Nhận được thông tin đê vỡ từ lãnh đạo huyện, trực tiếp tôi đã chỉ đạo cán bộ, công nhân viên huy động máy móc, hàng chục xe ô tô, chở đất đá tới hiện trường trong đêm tối để cứu đê. Cả đêm vật lộn trong dòng nước lũ vẫn không có cách nào chặn được. Lúc đó, tình thế rất nguy cấp, anh Nguyễn Đức Quyền đã bàn với lãnh đạo huyện Thọ Xuân và quyết định đẩy một máy múc xuống khu vực đê vỡ để chắn nước và làm điểm tựa vá đê. Khi sự cố được khắc phục, lúc đó tâm trạng tôi và các anh em phấn khích vô cùng, trong lúc thiên tai lũ lụt công ty đã có những đóng góp nhỏ bé, góp phần bảo vệ đê, đó là những việc làm xuất phát từ cái tâm mình để cứu dân trong lúc khó khăn. 

Những hình ảnh cứu đê được đưa lên mạng, nhân dân coi được những hình ảnh lãnh đạo gồng mình khắc phục vỡ đê để cứu dân qua truyền hình, báo chí, tôi cũng cảm thấy dưng dưng nước mắt.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm