Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/10/2017 - 17:45
(Thanh tra) - Rạng sáng ngày 12/10, tại tuyến đê sông Cầu Chày, thuộc địa bàn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã bất ngờ rạn nứt và vỡ. Hàng trăm cán bộ chiến sỹ bộ đội, dân quân tự vệ, lãnh đạo địa phương đã nhanh chóng có mặt, huy động phương tiện máy móc, trang thiết bị kịp thời nỗ lực hàn gắn, khống chế đoạn đê vỡ này.
Nước lũ dâng cao, ngập nhiều nhà dân ở huyện Thọ Xuân. Ảnh: Văn Thanh
Bí thư, Chủ tịch huyện quyết liệt chỉ đạo hàn gắn đê
Có mặt tại hiện trường tuyến đê bị vỡ, nước sông Cầu Chày chảy cuồn cuộn, PV quan sát thấy người dân các địa phương đang nháo nhác tìm cách chạy lũ.
Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, bộ đội, dân quân tự vệ, lãnh đạo các địa phương, trong đó có ông Lê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy; ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cũng mặc áo phao trực tiếp chỉ đạo xe ô tô đổ đất, đá, cọc tre, luồng, rọ sắt tìm cách ngăn chặn dòng nước lũ. Hàng trăm tấn đất, đá được đóng vào bao tải, rọ sắt nắm xuống dòng nước lũ để ngăn chặn, cố gắng khắc phục tuyến đê sông Cầu Chày đã bị vỡ.
Đến 11h trưa ngày 12/10, tất cả lực lượng chức năng vẫn đang ra sức chèo chống, cương quyết bảo vệ tuyến đê để không bị rò rỉ thêm các đoạn khác. Những chiến sỹ, cán bộ đang tất bật với công việc, dù nét mặt có phần mệt mỏi, xuống sức nhưng vẫn đang kiên cường bám trụ tại hiện trường xử lý, hàn gắn tuyến đê trong mưa lớn.
Tại hiện trường, một chiếc máy múc loại lớn đã được huy động thả xuống làm điểm tựa để đắp đất đá bảo hộ đê.
Dùng cả máy múc ném xuống khu vực đê vỡ để khống chế nước lũ. Ảnh: Văn Thanh
Không giấu nổi mệt mỏi, ông Lê Anh Xuân, Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân cho hay: Mấy ngày nay phải thức đêm ngày để trực bão lũ, mệt lắm chú ơi. Đêm qua, do nước lớn từ thượng nguồn đổ về, cùng với việc xả đập Cửa Đạt nhiều nơi trên địa bàn đã bị nước lũ cô lập. Thường trực đã cùng với chính quyền các địa phương tổ chức di dời dân cư, tài sản của người dân đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nước lũ lên nhanh cũng khiến nhiều nơi người dân không kịp trở tay, nước lũ đã gây hư hại, mất mát nhiều tài sản của dân.
Trước đó, ngày 11/10 do bất cẩn ông Vũ Lâm Tới, trú thôn 3, xã Xuân Phong đi thả lưới đánh cá về tắm giặt, trong lúc phơi quần áo đã không may bị điện hở giật tử vong. Khi vợ ông Tới là bà Lê Thị Mầu về nhà thấy chồng nằm bất tỉnh đã lao vào cứu nên cũng bị điện giật tử vong.
Lãnh đạo, nhân dân huyện Thọ Xuân tích cực hàn gắn khu vực vỡ đê. Ảnh: Văn Thanh
Ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết: Để khắc phục các sự cố do lũ lụt gây ra, địa phương đã tổ chức huy động 224 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 923 (109 người), Tiểu đoàn 9 ( 100) người, Phòng Cảnh sát PCCC số 5 (15 người) kịp thời bổ sung lực lượng sẵn sàng công tác phòng chống thiên tại các trọng điểm thuộc xã Quảng Phú, Thọ Lập, Thọ Thắng, Thọ Trường và Xuân Sơn, Xuân Minh…
Tại xã Xuân Thiên, tuyến kênh chính Nam (thuộc Dự án Kênh tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã) mực nước dâng cao đột ngột, dòng chảy mạnh, gây lùng mang, vỡ bờ kênh tại 2 đoạn (một đoạn khoảng 10m và một đoạn khoảng 20m). Nước lũ từ kênh chảy tràn ra đồng, làm ngập khoảng 40-50ha đất nông nghiệp, phần đất đỏ đắp bờ kênh tràn lên mặt các thửa ruộng phía sau đoạn sạt lở và gây cô lập các hộ thôn Đồng Cổ.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện đã đấu mối với Ban Quản lý dự án tỉnh để phối hợp xử lý điều tiết lượng nước trên thượng nguồn, giảm thiểu diện tích ngập úng ảnh hưởng đến sinh hoạt dân cư trong vùng.
Di dời dân tránh thiệt hại do mưa lũ
Tại xã Thọ Trường, tuyến đê Tả sông Chu cũng bị sạt mái đê phía sông, chiều dài cung sạt là 87m.
Ngay sau khi phát hiện, huyện đã chỉ đạo xử lý chống sạt xong lúc 14h ngày 10/10/2017 và tiếp tục thả rọ đá hộ chân đê với khối lượng 80 rọ, 15m3 đá hộc.
Với tình hình mực nước liên tục dâng cao, huyện Thọ Xuân đã báo cáo và xin ý kiến Chi cục đê điều tỉnh về biện pháp xử lý; tiếp tục chỉ đạo huy động lực lượng, phương tiện tại các xã trong cụm, kịp thời gia cố đê phía đồng bằng biện pháp đắp mở rộng thân đê từ 2-3m, với chiều dài 100m, khối lượng 500m3 (hoàn thành vào lúc 3 giờ ngày 11/10/2017). Theo đó, bị sẵn sàng lực lượng, thiết bị, máy móc, vật tư dự trữ để ứng phó với những diễn biến tiếp theo.
Xe ô tô chở đất đá được huy động đến hiện trường xã Xuân Minh để đối phó với nước lũ. Ảnh: Văn Thanh
Từ ngày 11/10 đến nay, các cụm, xã đã phát hiện và đang tiếp tục xử lý các điểm sạt lở, sụt lún, dò, tràn tại các xã: Tuyến đê Sông Chu xã Thọ Hải sạt lở dài 100 m, các điểm vở đê Tiêu thủy đoạn Xuân Trường - Xuân Giang, cống Tiêu Thủy, chống tràn đê Hồ Cá xã Xuân Trường và thị trấn Thọ Xuân; xử lý xong cung sạt dài 15m sông Cầu Chày xã Xuân Tín, 30m xã Thọ Lập. Tiếp tục chỉ đạo xử lý các biện pháp kỹ thuật hộ đê chống tràn, sạt trượt tại những xã dọc theo các tuyến đê như: Đắp chống tràn trên 100m tại đê Bích Phương xã Xuân Sơn; mạch sủi đê Cầu Chày K21+50 xã Xuân Vinh; tiêu thoát lũ tại hồ Đồng Trường Sao Vàng và các trục tiêu lớn trên địa bàn như Đồng Ngâu, sông Dừa, Mau Lợi, Đồng Xốn…
Chính quyền các địa phương cùng với nhân dân xã Xuân Minh khắc phục đê sông Cầu Chày. Ảnh: Văn Thanh
Trước tình hình mực nước các sông dâng cao, ngay trong đêm 10/10, tại hạ lưu Bái Thượng là 17,94m, dưới báo động III là 0,6m; mực nước sông Chu tại Xuân Khánh là 10.89 m, trên báo động II là 0.49 m.
Hiện nay, nước sông Chu đang xuống dần. Mực nước trên sông Cầu Chày, tại xã Quảng Phú là 13,55m. trên báo động 3 là 0,55m. Mực nước trên sông Cầu Chày, tại xã Xuân Vinh 10.54 m (trên báo động II là 0.54m).
Huyện đã chỉ đạo tất cả các xã thuộc lưu vực các sông trên địa bàn triển khai phương án di dân lòng sông; tổ chức di dời tài sản, gia súc, gia cầm về nơi tránh trú an toàn, cụ thể số hộ dân vùng ngập lụt có khả năng phải di dời: 5.835 hộ; số hộ đã tổ chức di dời khoảng 4.390 hộ tập trung ở các xã Xuân Hòa, Xuân Thiên, Xuân Yên, Phú Yên, Thọ Diên, Thọ Hải, Thị trấn Lam Sơn, Thọ Trường, Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Thị trấn Thọ Xuân, Hạnh Phúc, Xuân Trường, Tây Hồ, Xuân Tân. Địa điểm di dời đến chủ yếu trong nội bộ thôn, đến trường học, nội bộ xã, ở lại trên nhà tầng, lên đê và di dời đi xã khác…
Tại các thôn của xã Thọ Hải bị cô lập và bị ngập khoảng 650 hộ; làng Hợp Tiến, xã Xuân Vinh 90 hộ; các thôn xã Quảng Phú bị chia cắt, trong đó thôn 13 bị cô lập (100 hộ); thôn Đồng Cổ xã Xuân Thiên bị cô lập (110 hộ); Thôn Phong mỹ 1, Phong Mỹ 2 bị cô lập số 200hộ, Xuân Hòa 600 hộ; Xuân Yên 300 hộ ...
Văn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân