Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Công Thương hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024

Lê Phương

Thứ hai, 23/12/2024 - 20:06

(Thanh tra) - Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ảnh: PH

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 11 tháng năm 2024 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,9%), là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng của toàn ngành và toàn nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản suất ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,0%), đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế tiếp tục phát triển như: Khai thác, chế biến dầu khí; khai thác, chế biến khoáng sản, điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; xi măng và vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; cơ khí chế biến chế tạo, ô tô, xe máy..., tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, đó là kết quả của tổng lực những cố gắng từ các đơn vị thuộc Bộ trong thực hiện các nhiệm vụ của mình. Đặc biệt công tác xây dựng chính sách đã được Bộ Công Thương thực hiện rất tích cực.

Bộ đã quán triệt kịp thời, sâu sắc và tổ chức triển khai nghiêm túc, quyết liệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Quốc hội, các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bám sát thực tiễn, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, phối hợp, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện; theo dõi nắm chắc tình hình, chủ động dự báo để kịp thời ứng phó với những biến động bất ngờ của tình hình trong và ngoài nước nhằm có các giải pháp điều hành phù hợp.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ảnh: PH

Chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Làm tốt công tác phân tích, đánh giá để rút bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách; kịp thời điều chỉnh, đề xuất chính sách khả thi, ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội trong triển khai thực hiện.

Năm 2025 với dự báo có nhiều biến động, trong đó, sự bất ổn của kinh tế toàn cầu tác động đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội trong bối cảnh biến động của địa chính trị và kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, nhiều khó khăn thách thức sẽ tiếp tục tạo ra những thuận lợi trong thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh thời gian tới.

Trước bối cảnh trên, theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu cụ thể cho năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9 - 10% so với năm 2024; xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng khoảng 10% so với năm 2024.

Cùng đó, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 347,5 tỷ kWh, tăng khoảng 12,2% so với năm 2024. Trong đó, tổng công suất nguồn điện (không bao gồm điện mặt trời mái nhà) 82.097 MW, tăng khoảng 6,2% so với năm 2024.

Để hoàn thành những nhiệm vụ thách thức trên, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện 8 giải pháp, trong đó, tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng; phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024

10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024

(Thanh tra) - 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nổi bật năm 2024 thuộc các lĩnh vực: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học.

Thanh Thanh

20:38 23/12/2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành Công Thương nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Nhân dân giao phó

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành Công Thương nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Nhân dân giao phó

(Thanh tra) - Tiếp thu ý kiến phát biểu, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã cảm ơn những chỉ đạo sâu sắc của Phó Thủ tướng và cho biết, ngành Công Thương sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Nhân dân giao phó.

Lê Phương

20:28 23/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm