Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lực lượng lao động và việc làm phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid -19

Nguyễn Điểm

Thứ tư, 06/07/2022 - 21:50

(Thanh tra) - Ngày 6/7, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo về tình hình lao động - việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2022.

Toàn cảnh họp báo về tình hình lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê ngày 6/7. Ảnh: PV

Báo cáo khái quát tình hình lao động, việc làm quý II/2022 và 6 tháng đầu năm 2022, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho biết, lực lượng lao động tăng nhanh, quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, số lao động có việc làm tăng mạnh; thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các vùng. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có sự phục hồi đáng kể nhất; tình trạng thiếu việc làm đã được cải thiện, đặc biệt là ở khu vực dịch vụ; thu nhập bình quân của người lao động quý II tiếp tục ghi nhận mức tăng so với quý trước…

Cụ thể: Trong quý II, lực lượng lao động tăng mạnh lên 51,6 triệu người, tăng 0,5 triệu người so với quý I/2022; lao động có việc làm phục hồi mạnh mẽ đạt 50,5 triệu người, trong đó, lao động trong khu vực dịch vụ tiếp tục thu hút lao động mạnh mẽ sau mức giảm chạm đáy vào quý III năm 2021.

Lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,8 triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước. Trong 3 quý gần đây nhất, bình quân mỗi quý, khu vực này đón nhận thêm gần 900 nghìn lao động, cao hơn rất nhiều so với mức tăng của 2 khu vực còn lại nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng.

Trong quý II/2022 cả nước chỉ còn hơn 8,0 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, giảm hơn một nửa so với quý trước (tương ứng giảm 8,9 triệu người) và giảm 4,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình tháng của người lao động tiếp tục tăng so với quý trước đạt 6,6 triệu đồng, tăng 0,2 triệu đồng so với quý I/2022, tăng 0,5 triệu đồng so với quý II/2021. Trong đó, 5 tỉnh thành phố có thu nhập bình quân tháng của người lao động cao nhất cả nước gồm: TP Hồ Chí Minh (9,1 triệu đồng), Bình Dương (8,9 triệu đồng), TP Hà Nội (8,7 triệu đồng), Đồng Nai (8,6 triêu đồng), Bắc Ninh (8,3 triệu đồng).

Tính đến ngày 22/6/2022, cả nước có 25.660 người lao động (tương đương số tiền 14,124 tỷ đồng) nhận được hỗ trợ tiền thuê nhà từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, chính sách này đã tạo thêm động lực giúp người lao động yên tâm quay trở lại làm việc.

Bên cạnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31 vừa qua được tổ chức tại Việt Nam làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ nhộn nhịp và sôi động.

Do đó, tình trạng thất nghiệp quý II/2022 đã giảm đi đáng kể. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2022 là gần 1,1 triệu người, giảm 41,6% nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2022 là 2,32%, giảm 0,14 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,30 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

“Có thể thấy, với sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, các lực lượng cơ sở và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, đến nay tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã được kiểm soát; các hoạt động kinh tế - xã hội đã cơ bản trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, đồng thời Chính phủ đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, do đó thị trường lao động trong quý II/2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi” - ông Nam nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã đề xuất một số khuyến nghị để đảm bảo thị trường lao động - việc làm tiếp tục phục hồi và phát triển hiệu quả. Theo đó cần tiếp tục nhất quán phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19”, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, nhất là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường và xuất hiện các biến chủng mới. Cần sẵn sàng có kịch bản để đối phó với các biến thể mới dự kiến sẽ có thể xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới.

Chú trọng kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu để ổn định an sinh xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đặc biệt những người chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Đồng thời, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, chú trọng trong hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024
Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

Điện Biên: Mường Ảng phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giúp dân giảm nghèo

(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.

Trần Trung

11:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm