Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Luật sư là phải nhuần nhuyễn quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp

Thái Hải

Thứ sáu, 02/10/2020 - 20:05

(Thanh tra) - Đó là khẳng định của luật sư, TS Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Hội thảo “Phổ biến, triển khai thi hành Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam” do Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức ngày 2/10.

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, luật sư là phải nhuần nhuyễn quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Ảnh: TH

Ít có nghề nào trong xã hội lại nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người dân và cộng đồng xã hội khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật. Chỉ có nghề luật sư và đội ngũ luật sư mới có khả năng đưa pháp luật vào tận ngóc ngách của đời sống xã hội một cách thiết thực và thực chất nhất. Do đó, khi người dân và các chủ thể xã hội có những mâu thuẫn tranh chấp là họ thường nghĩ ngay tới việc cần phải sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư, nhờ luật sư tư vấn trước khi đề nghị các cơ quan công quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.

Với vị trí, vai trò của nghề luật sư là hết sức rộng lớn trong đời sống xã hội nhưng chính vì thế cũng hết sức nặng nề về trách nhiệm xã hội, về bổn phận nghề nghiệp, để có được sự tin cậy của người dân. Vậy, bằng cách nào Liên đoàn Luật sư Việt Nam và đội ngũ luật sư có thể thể hiện được đầy đủ trách nhiệm phục vụ xã hội, phụng sự công lý và có thể phát huy được những tiềm năng to lớn mà xã hội và bản chất nghề nghiệp đem lại để từ đó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội, đồng thời xây dựng và phát triển nghề luật sư một cách vững bền.

Theo luật sư, TS Đỗ Ngọc Thịnh, lịch sử phát triển nghề luật sư trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy, nền tảng căn bản nhất để xây dựng và phát triển nghề nghiệp luật sư là phải thấm nhuần và thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả nhất.

Yêu cầu đó đòi hỏi người mới vào nghề cũng như người hành nghề lâu năm, vài chục năm khi ứng xử đều phải giống nhau về nội dung và tinh thần đạo đức nghề nghiệp.

“Có như vậy, người dân mới tin vào luật sư, nghề luật sư. Để làm được những yêu cầu như vậy với cả đội ngũ luật sư là việc không phải dễ và không thể nhanh chóng trong một vài năm mà có thể mất tới hàng chục năm đến cả trăm năm thì mới tạo lập được sự tin cậy của xã hội với nghề luật sư” - luật sư Thịnh nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Tháng 7/2011, Hội đồng Luật sư toàn quốc Khóa I đã ban hành Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam tại Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ. Nhờ đó, các luật sư khi hành nghề đã tự soi mình trước những quy tắc để từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu và niềm tin với khách hàng và cộng đồng xã hội.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội đã ghi nhận những đóng góp của đội ngũ luật sư vào công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Một trong những yếu tố góp nên thành công về kết quả hoạt động cho mỗi Lluật sư và cả đội ngũ đó chính là việc ban hành và thực hiện Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam - luật sư Thịnh khẳng định.

Sau 10 năm thực hiện Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận thấy cần phải có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của đời sống kinh tế xã hội và yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư và nghề luật sư. Vào tháng 12/2019, Hội đồng Luật sư toàn quốc đã ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức nghề nghiệp luật sư Việt Nam sửa đổi.

Luật sư Thịnh cũng cho biết, Bộ Quy tắc có nhiều quy tắc mới, quy định rõ và cụ thể hơn về những vấn đề đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong bối cảnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ các nội dung mới của Bộ Quy tắc và đặt ra các yêu cầu để triển khai việc phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc đến các luật sư thành viên của đoàn luật sư.

Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Sitara Syed cho rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, luật sư luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp quyền và tiếp cận công lý.

“Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam sẽ hỗ trợ luật sư thực thi sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm tính độc lập tư pháp, góp phần bảo vệ công lý cho mọi người dân. UNDP luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực tăng cường pháp luật và tư pháp, qua đó đạt được mục tiêu phát triển bền vững” - bà Sitara Syed khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm