Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Lời ru buồn" ở các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số

CTV Thanh Hòa

Thứ năm, 14/10/2021 - 12:10

(Thanh tra) - Tình trạng tảo hôn hiện nay vẫn diễn ra ở các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS): Êđê, Raglai, Cơ Ho… của Khánh Vĩnh, Khánh Hòa. Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả lớn cho cả gia đình và xã hội. Nạn tảo hôn tại Khánh Vĩnh hiện đã giảm, nhưng vẫn còn nhiều nhức nhối ở các buôn sâu.

Nạn tảo hôn và ám ảnh đói nghèo. Ảnh: Thanh Hòa

Từ trung tâm TP Nha Trang đến huyện Khánh Vĩnh khoảng 35km, theo những con đường đất, chúng tôi đến một số thôn, buôn của đồng bào DTTS. Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có các đồng bào: Êđê, Raglai, Cơ Ho… sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, lao động tự do. Họ gắn bó với nương rẫy trồng chuối, trồng keo hàng ngày thức dậy lên nương, làm bạn với ruộng rẫy, săn thú, đuổi chim... Nhiều đứa trẻ do nhà nghèo phải nghỉ học từ rất sớm, theo cha mẹ lên nương, rẫy lao động phụ giúp gia đình.

Huyện Khánh Vĩnh hiện có trên 37.000 người, trong đó trên 74% là đồng bào DTTS. Nhiều hủ tục hiện vẫn còn tồn tại âm ỉ trong cộng đồng các DTTS nơi đây như: Tục bắt chồng, tục ma chay phức tạp, mê tín dị đoan… Đặc biệt, nạn tảo hôn là vấn đề chưa thể chấm dứt triệt để được. Vì thế, khi tới đây chúng tôi được bà con kể lại nhiều câu chuyện về những cặp vợ chồng 14, 15 tuổi.

Chuyện về em Cao Thị Liễu ở thôn Hòn Dù, xã Khánh Nam, Khánh Vĩnh chỉ mới 16 tuổi nhưng 2 nách bồng 2 đứa trẻ ngóng tin chồng, làm bất cứ ai cũng phải chạnh lòng. Một đứa trẻ ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nay đã trở thành người mẹ ngoài ý thức, ngoài ý muốn, đối diện với bao gánh nặng lo toan.

Cao Thị Liễu lấy chồng khi mới 14 tuổi. Chính năm này em đã sinh đưa con đầu lòng. Sau đó, khi đứa con đầu chưa được một tuổi, thì em lại mang bầu đưa con thứ hai. Chồng của Liễu chỉ hơn em 2 tuổi, suốt ngày phải đi làm thuê khắp nơi, nhưng không đủ để nuôi gia đình. Sau khi em sinh đứa con thứ hai được 6 tháng, Liễu đã phải gửi hai đưa con nhờ ông bà nội chăm nom, để đi làm kiếm thêm thu nhập nuôi con.

Những đứa trẻ đồng bào DTTS nhà nghèo ít được gia đình quan tâm. Ảnh: Thanh Hòa

Trước khi lấy chồng, hoàn cảnh của gia đình em Liễu rất khó khăn, nhà nghèo, cha mẹ mất sớm nên chẳng có ai giúp đỡ, bảo ban.

Cũng giống cảnh ngộ của em Liễu, trường hợp của em Cao Thị Đệm, theo bạn bè bỏ học sớm.

Năm 16 tuổi, Đệm theo sự sắp đặt của gia đình, em đã đi “bắt chồng” (lấy chồng). Đến năm 20 tuổi, Đệm đã có hai đứa con, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ hơn 1 tuổi. Hai vợ chồng Đệm không có việc làm ổn định, thiếu thốn trăm bề, hai đứa con suy dinh dưỡng, cuộc sống tương lai mịt mù...

Theo báo cáo của Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình huyện Khánh Vĩnh: Năm 2015, Khánh Vĩnh có 146 trường hợp tảo hôn, trong đó có 2 trường hợp có chồng khi 13 tuổi; 3 trường hợp có chồng lúc 14 tuổi; 16 trường hợp có chồng khi 15 tuổi; 53 trường hợp có chồng khi 16 tuổi; 72 trường hợp có chồng khi 17 tuổi.

Cũng theo báo cáo trên, năm 2016, toàn huyện đã có 2547 thai phụ trong diện quản lý chăm sóc, trong đó có 147 thai phụ ở tuổi vị thành niên. Nhiều năm nay, UBND huyện Khánh Vĩnh, các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con đồng bào DTTS nên đến năm 2021, tình trạng tảo hôn đã giảm đáng kể. Một số thôn, buôn đồng bào DTTS tình trạng tảo hôn đã dần được đẩy lùi, nhưng một số thôn vùng sâu, vùng xa tình trạng này vẫn còn tồn tại nhiều.

Trao đổi với chúng tôi, Lê Văn Cường, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin  huyện Khánh Vĩnh, cho biết: “Tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh đang diễn ra ở nhiều thôn, buôn đồng bào DTTS, đặc biệt là đồng bào: Êđê, Raglai, Cơ Ho... Đây là vấn đề nhức nhối, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Hệ lụy của nó có ảnh hưởng lâu dài đến mọi mặt đời sống, văn hóa - xã hội. Nguyên nhân tảo hôn là do tập tục một số đồng bào DTTS lấy chồng sớm. Một số trường hợp tảo hôn là do cha mẹ sắp đặt, hoặc do nhận thức còn hạn chế mà lấy chồng khi chưa đến tuổi trưởng  thành. Kết hôn khi chưa đủ tuổi nhưng nhiều em lại không biết là mình vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Địa phương phối hợp các ngành tích cực tuyên truyền, tình trạng tảo hôn có giảm nhiều, nhưng số ít trường hợp vẫn cứ diễn ra.

Nhiều gia đình DTTS vướng nạn tảo hôn, bà phải nuôi cháu để bố mẹ chúng đi làm. Ảnh: Thanh Hòa

Phòng Tư pháp huyện Khánh Vĩnh cho biết: Theo quy định của pháp luật thì nam nữ phải đủ độ tuổi mới được kết hôn (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi). Một số thiếu niên đồng bào DTTS hiện nay ở Khánh Vĩnh, do tâm sinh lý phát triển sớm, do ảnh hưởng xã hội, phim ảnh, giáo dục gia đình còn chưa tốt. Do đó, nhiều đứa trẻ đã có quan hệ, mang thai ngoài ý muốn. Tình trạng tảo hôn gây ra hệ lụy cho xã hội, việc thi hành pháp luật cũng gặp không ít trở ngại. Phần lớn những người vi phạm luật hôn nhân gia đình ở địa phương, tuổi còn nhỏ 15, 16 tuổi và là người đồng bào DTTS.

Theo luật thì xử phạt hành chính, nặng thì khởi tố vụ án, nhưng họ nghèo quá lấy gì nộp phạt, khởi tố vụ án thì cũng không đành lòng, những đứa trẻ rất tội. Một số trường hợp sau một thời gian chung sống có con, có tài sản nảy sinh mâu thuẫn bỏ nhau, tòa cũng khó thụ lý, xét xử vì các đối tượng không có đăng ký kết hôn...

Chia tay Khánh Vĩnh ra về, trong lòng chúng tôi trĩu nặng. Những hình ảnh, những câu chuyện và "lời ru buồn" ở các thôn, buôn của đồng bào DTTS cứ vang lên trong tâm trí chúng tôi. Và, trong tận đáy lòng chúng tôi mong sao nạn tảo hôn không còn để trong các thôn, buôn của đồng bào DTTS "lời ru buồn" không còn vang nữa.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm