Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đơn Thương
Thứ tư, 15/06/2022 - 17:05
(Thanh tra) - Nằm ở khu vực miền Tây của tỉnh Quảng Bình, sát với nước bạn Lào, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, là nơi cư trú đông nhất của người dân tộc thiểu số Ma Coong. Lâu nay, nhiều hủ tục xuất hiện ở miền đất này đã bào mòn sức khỏe, tâm trí người dân.
Nằm ở nơi hẻo lánh, đến nay các hủ tục đã được người Ma Coong loại bỏ dần ra khỏi cộng đồng. Ảnh: Đơn Thương
Với nhiều phương án linh hoạt, xã đã có nhiều biện pháp loại trừ hủ tục ra khỏi cộng đồng, để giờ đây nếu có điều kiện bước chân đến miền đất này, người ta sẽ thấy cuộc sống người Ma Coong đang “bừng sáng”!
Loại bỏ cái xấu
Trong các khu vực miền biên giáp với nước bạn Lào, tính từ khu vực Trung Miền Trung đổ ra thì xã Thượng Trạch có thể coi là “thủ phủ” để người Ma Coong tìm đến cư trú.
Trong hệ thống các dân tộc thuộc nhóm Bru - Vân Kiều thì người Ma Coong có một cuộc sống với những trình độ chỉ nhỉnh hơn người Arem một tý. Người Ma Coong cũng mới thoát được cuộc sống phụ thuộc vào tự nhiên, hội nhập với cuộc sống hiện đại chưa được lâu lắm.
Vì mới thoát được cuộc sống lệ thuộc vào tự nhiên nên mọi cái để hòa nhập với đời sống hiện đại của người Ma Coong chưa phong phú. Nhiều người có tuổi Ma Coong thì chưa biết tiếng phổ thông, còn thế hệ thanh thiếu niên ở đây đang bước vào kỳ cắp sách đến trường học chữ. Sách vở, báo chí đặc biệt là các loại sách dùng để tuyên truyền về một số điều luật cần thiết, gần gũi với cuộc sống của người dân cũng chưa có nhiều, thậm chí là còn hết sức thiếu thốn.
Thế nhưng, trái lại, vượt lên những khó khăn và hạn chế ấy, người Ma Coong ở đây lại có những hành vi chấp hành pháp luật tốt nhất.
Ông Đinh Hợp, nguyên Chủ tịch UBND xã, rất lấy làm tự hào khi kể về những câu chuyện chấp hành pháp luật của người dân nơi đây. Ông bảo, thú thực, khoảng những năm 1967, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ; dưới sự trợ giúp đắc lực của lực lượng lính biên phòng thì người dân Ma Coong sống tản mát và phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mới được gom về làm nhà và sinh sống thành bản làng. Cuộc sống hoang vu, ngoài những lệ tục tốt thì người Ma Coong nơi đây cũng phải oằn lưng để gánh chịu những tập tục lạc hậu. Ngỡ tưởng những tập tục ấy sẽ khó bị loại trừ trong cộng đồng, nhưng không ngờ, khi được chú ý tuyên truyền người dân nơi đây đã nghe ra ngay và chấp hành tương đối nghiêm chỉnh.
Ông bảo, do sách vở thiếu thốn, cái chữ cũng thiếu nữa nên công tác tuyên truyền luật và các nghị định ở đây hết sức khó khăn. Thế nhưng, cùng với quyết tâm của lãnh đạo, công tác tuyên truyền đã được kiện toàn từ xã đến các thôn. Cứ có một điều luật, nghị định, nghị quyết nào gắn với cuộc sống, bằng quyết tâm tuyên truyền này, các trưởng thôn đều được triệu tập về xã để học trước.
Rồi ngay sau đó, bằng những đôi chân trần leo dốc thoăn thoắt, các điều luật, các nghị định nhanh chóng được đưa về thôn. Trưởng thôn lại tập hợp các đoàn thể của thôn mình để tuyên truyền. Sau đó, lại được tiếp tục triển khai đến từng nhà dân. Cứ theo một sự tuyên truyền hết sức nhịp nhàng như vậy mà luật, các điều luật, nghị định, nghị quyết đã nhanh chóng đến với dân. Lãnh đạo gương mẫu thực thi, người dân theo đó mà học tập.
Bằng việc triển khai nhanh chóng, nhịp nhàng và theo quan điểm: Cán bộ học và làm trước, dân theo đó học và làm theo nên kiến thức, trình độ về luật đã nhanh chóng được phổ cập.
Ông Hợp bảo, cũng chính do việc làm này, lấy ví dụ như tình trạng tảo hôn ở Thượng Trạch đã nhanh chóng được người dân nhận thức và loại bỏ khỏi cộng đồng.
Cũng như các dân tộc thiểu số khác, tình trạng tảo hôn, đa thê xuất hiện từ lâu đời với người Ma Coong. Sau khi được tuyên truyền những mặt trái cần loại trừ của tập tục này như vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, cứ để như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giới tính cộng đồng.
Đầu tiên là chủ tịch và bí thư xã được huyện gọi về học. Học và biết, thấy như thế là không được, nên chủ tịch và bí thư lại về “dậy” lại cho các trưởng thôn và lãnh đạo các đoàn thể.
Đoàn thể lại tuyên truyền đến các hộ dân. Cứ như vậy, từ một vùng đất đang đứng trước áp lực của nạn tảo hôn, khi được tuyên truyền mà người Ma Coong nơi đây nhanh chóng lĩnh hội và đã loại trừ nhanh chóng được tập tục này.
Hiện nay, với thế hệ thanh niên trẻ ở 18 thôn bản của xã đã không có ai vi phạm nữa. Cưới xin đều ra xã đăng ký, con cái sinh ra đã được làm giấy khai sinh.
Ngoài nạn tảo hôn, nạn đa thê thì các tập tục khác như chôn sống trẻ theo mẹ cũng đã nhanh chóng bị loại trừ khi có sự tuyên truyền luật của cán bộ xuống với dân.
Khói thuốc hết vây hãm bản làng
Ngoài các hủ tục như tảo hôn, chôn sống trẻ theo mẹ nếu người mẹ yểu mệnh thì lâu nay, hút thuốc cũng là một tập tục bắt người già, con trẻ; thanh niên, phụ nữ ở Ma Coong ở miền đất Thượng Trạch này phải tuân theo. Hủ tục này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thui chột suy nghĩ và sự năng động của người Ma Coong.
Tuy nhiên, sau khi Quyết định 1315/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng ra đời, lãnh đạo ở đây kịp thời có biện pháp để loại trừ hủ tục này ra khỏi cộng đồng, để giờ đây nếu có điều kiện bước chân đến miền đất này người ta sẽ thấy Thượng Trạch thêm bừng sáng.
Chị Y Quyết, Hội Phụ nữ xã, cho biết, mới đầu thấy lãnh đạo xã tập trung anh em để phổ biến chủ trương bỏ thuốc trong cộng đồng người Ma Coong, cũng cảm thấy khó khăn lắm. Theo chị Y Quyết, người Ma Coong ở đây hút thuốc đã trở thành tập tục, một thói quen từ thuở xa xưa rồi. Trẻ em người Ma Coong bất kể là gái hay trai, theo tập tục đều bắt đầu tập hút thuốc từ khi lên 5 lên 6. Rồi nghiện đến lúc chết. Người dân Ma Coong từ trước đến nay ai cũng quen với hình ảnh cái tẩu và điếu thuốc trên môi. Hút từ sáng cho đến tối, ai không hút mới là chuyện lạ.
Mới đầu việc triển khai bỏ thuốc theo quyết định của Chính phủ cũng gặp nhiều khó khăn. Tiếp xúc với dân để đưa ra ý kiến thăm dò các chị đều không nhận được sự đồng tình ủng hộ. Đem những khó khăn này về báo cáo với lãnh đạo xã, sau nhiều lần thảo luận, chính ông Đinh Hợp, lúc bấy giờ là Chủ tịch xã, nghiện thuốc trên 40 năm đã phát biểu: Chính phủ đã nói là phải thực hiện. Để dân bỏ được thuốc thì trước tiên cán bộ phải làm gương. Tôi sẽ là người bỏ thuốc đầu tiên.
Để thực hiện quyết tâm này, ông Đinh Hợp đã làm văn bản cam kết, có sự chứng kiến của anh em cùng một lời hứa nếu không bỏ được thuốc ông sẽ không làm chủ tịch nữa.
Anh em ký xác nhận và chờ đợi một quyết tâm có thể là dữ dội nhất này của ông Hợp.
Ngày một, ngày hai qua đi, một tháng, hai tháng lại tiếp tục qua, ông Hợp đã bỏ được hẳn cái tẩu thuốc phập phòm nhả khói trên môi, ai cũng thấy việc bỏ thuốc là hoàn toàn có thể từ việc làm gương của ông Hợp.
Riêng nhà ông Hợp, theo gương ông mà 7 đứa con trong nhà cũng không đứa nào dám hút thuốc nữa.
Với phương châm lãnh đạo gương mẫu thực hiện để dân làm theo, từ việc ông Hợp rồi đến toàn cán bộ ủy ban xã bỏ thuốc, phong trào trên đã được nhân rộng trong toàn xã.
Noi gương lãnh đạo, hiện nay 18 thôn bản của người Ma Coong ở Thượng Trạch đã có một phong trào bỏ thuốc được triển khai rộng rãi. Người già, trẻ em, thanh niên, nam nữ đã đồng loạt thực hiện chương trình này.
Và hiện nay, trên dải Trường Sơn hùng vĩ, người Ma Coong - một dân tộc vốn được coi là nghiện thuốc ác nhất đã bỏ được thói quen có hại cho sức khỏe và cộng đồng này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh