Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ tư, 12/07/2023 - 22:31
(Thanh tra) - Ngày 12/7, qua 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng và bế mạc thành công tốt đẹp.
HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng. Ảnh: VT
Trước khi kết thúc kỳ họp này, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã xem xét, thông qua 25 nghị quyết về quy phạm pháp luật; về kế hoạch đầu tư phát triển, phân bổ vốn, thu, chi ngân sách Nhà nước; về chủ trương đầu tư các dự án và về các nội dung quan trọng khác. Các nghị quyết liên quan và có tác động trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương và đời sống người dân.
Điển hình phải kể đến các nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa, được HĐND tỉnh quyết định tại Nghị quyết số 123/NQ-HĐND, ngày 11/10/2021 (đợt 3); phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện di dân tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh (đợt 2); danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; Nghị quyết về phát triển thanh niên tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2030…
Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng thông qua các nghị quyết về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn và huyện Thọ Xuân; phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2023 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (đợt 2); phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương năm 2023 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (đợt 2)…
Có thể nói, đây là những nội dung hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện các dự án đầu tư, các cơ chế, chính sách đảm bảo theo quy định, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.
Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII là diễn đàn đại diện cho tiếng nói của cử tri và nhân dân. HĐND tỉnh nghe thông báo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp. Theo đó, đã có 107 kiến nghị của cử tri và nhân dân 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổng hợp, gửi đến kỳ họp. Các kiến nghị liên quan đến mọi lĩnh vực như phát triển sản xuất; quản lý tài nguyên, đất đai và bảo vệ môi trường; văn hóa - xã hội; cơ chế, chính sách; an ninh - trật tự, an toàn xã hội và một số vấn đề khác.
Trong đó, cử tri và nhân dân bày tỏ tin tưởng, đánh giá cao quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc trách nhiệm của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nhằm mang lại những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2023. Đồng thời, cử tri cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng trước một số vấn đề còn bất cập và cả những tồn tại, hạn chế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gần 600 sản phẩm sữa giả được bán ra thị trường, gây chấn động dư luận trong những ngày qua. Điều đáng nói không chỉ nằm ở quy mô của vụ việc hay hậu quả gây ra cho người tiêu dùng, mà còn ở chỗ những sản phẩm này được tiếp thị, giới thiệu và “bảo chứng” bởi nhiều người nổi tiếng – từ người dẫn chương trình, diễn viên, ca sĩ đến những KOLs có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người theo dõi.
Ngọc Diễm
(Thanh tra) - Trong bối cảnh đất nước đang trên đà chuyển mình, tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc trong công tác xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống người dân và tạo dựng nền tảng cho xã hội công bằng, văn minh. Chỉ từ đầu năm 2025 cho đến nay, toàn tỉnh đã nhận được sự đồng thuận và huy động tích cực của toàn hệ thống chính trị cũng như cộng đồng dân cư trong việc thực hiện đề án theo chỉ đạo của tỉnh.
Bùi Bình
Hà Anh
Uyên Phương
Thái Hải
Trần Kiên
Hương Giang
Văn Thanh
Thuỳ Linh
Việt Tùng
Quang Dân
PV
Thanh Nhung
Ngọc Diễm
Hà Anh
Bùi Bình
PV