Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thái Hải

Thứ năm, 14/10/2021 - 12:13

(Thanh tra) - Trong những năm qua, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam quan tâm, ưu tiên hỗ trợ tạo điều kiện phát triển nhằm góp phần giúp đời sống đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc.

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 cho phụ nữ DTTS kết nối, xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Internet

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội

Bà Lò Thị Thu Thủy, Ban Dân tộc, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết, phần lớn vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, mô hình sản xuất của người dân nơi đây manh mún nhỏ lẻ và tự phát, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chưa có sự kết nối giao lưu, nhóm phụ nữ luôn bị đối xử bất bình đẳng, chịu ảnh hưởng nhiều phong tục, hủ tục của dân tộc mình, chưa có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy cuộc sống nghèo khó luôn đeo bám bà con nơi đây.

Trước thực trạng đó, trong những năm qua Trung ương Hội LHPN Việt Nam luôn chú trọng những chính sách hỗ trợ về mọi mặt nhằm giúp vùng DTTS thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa. Theo đó, việc kết nối hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, nhất là phụ nữ lập nghiệp, giảm nghèo được xem là một trong những hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao năng lực cấp cơ sở, huy động sự tham gia của người nghèo phát huy nội lực cộng đồng trong công tác giảm nghèo.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 cũng đã đề cao để cho người dân tự quyết làm gì, làm như thế nào để thoát nghèo. Thay vì áp từ trên xuống như trước thì nay để người dân quyết định phương thức giảm nghèo, Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giám sát người dân thực hiện.

Dựa vào đó, hàng năm, các cấp hội phụ nữ tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng và xác định nguyên nhân đói nghèo để có cách hỗ trợ chị em phù hợp. Phần lớn nguyên nhân là thiếu nguồn vốn, thiếu kiến thức, thiếu đất canh tác... Vì vậy, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho chị em vay các nguồn vốn ưu đãi; phối hợp với các ngành chức năng mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các chị em vay vốn; Hội LHPN các tỉnh chỉ đạo Hội LHPN các địa phương thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm, giúp cây con giống, nhận giúp hộ nghèo có địa chỉ cụ thể cải thiện đời sống, phát huy tinh thần tương thân tương ái trong hội viên phụ nữ.

Bà Thủy cho biết thêm, thời gian qua, các hoạt động tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng DTTS cũng được Trung ương Hội LHPN chú trọng; các hoạt động tổ chức hội thảo, nghiên cứu được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ DTTS.  Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp phát triển chính trị, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; chủ động phối hợp tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan góp phần triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn vùng DTTS.

Đặc biệt, chú trọng tăng cường vai trò tham gia của phụ nữ tại cấp cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; xây dựng gia đình hạnh phúc cho phụ nữ DTTS; triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phong trào phụ nữ, công tác Hội và hội viên vùng miền núi, vùng sâu xa, biên giới như Chương trình Vận động ủng hộ Mái ấm tình thương, "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" "Triệu phần quà san sẻ yêu thương"…

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 cho phụ nữ DTTS

Mới đây, Hội LHPN Việt Nam đã ký Chương trình Phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025 với Ủy ban Dân tộc. Trong đó trọng tâm công tác phối hợp giai đoạn tới là triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục dành sự quan tâm đối với sự tiến bộ của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ các DTTS nhằm hướng tới mục tiêu vận động, tập hợp, nâng cao trình độ, nhận thức cho phụ nữ.

Chương trình cũng nêu rõ, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung/chuyên đề về bình đẳng giới, phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao kiến thức mọi mặt, giới thiệu gương điển hình phụ nữ các DTTS trên các lĩnh vực...

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp mặt, biểu dương, khen thưởng người có uy tín, các điển hình phụ nữ DTTS tiêu biểu nhằm tôn vinh, ghi nhận những thành tích, đóng góp và lan tỏa tinh thần nỗ lực, ý chí phấn đấu vươn lên.

Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân tộc và kiến thức về giới, lồng ghép giới; tập huấn nâng cao năng lực trong công tác vận động phụ nữ DTTS, kỹ năng tuyên truyền, vận động, kiến thức về văn hóa các DTTS Việt Nam.

Xây dựng một số mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế như tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ 4.0 hỗ trợ phụ nữ DTTS kết nối, xây dựng thương hiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm nông nghiệp sạch; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ DTTS tạo nguồn cán bộ kế cận, đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, phẩm chất, năng lực đảm nhiệm công tác tại vùng DTTS và miền núi, góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở vững mạnh.

Ngoài ra, triển khai Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025" theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án Hỗ trợ bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trọng tâm là Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em" và các dự án, tiểu dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì.

Bà  Hà Thị Nga, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam khẳng định: Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phối hợp, đồng hành tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp, đạt hiệu quả cao để khẳng định vai trò, với sản phẩm cụ thể, đem lại hạnh phúc cho phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng. Làm tốt công tác tham mưu giúp Đảng, Nhà nước thực hiện cam kết với quốc tế về phát triển bền vững, về bình đẳng giới.

“Các hoạt động phối hợp đảm bảo cụ thể, thực chất, hướng tới mục tiêu vận động, tập hợp, nâng cao trình độ, nhận thức cho phụ nữ; tăng cường vai trò, sự tham gia của phụ nữ tại cấp cơ sở trong phát triển kinh  tế - xã  hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ DTTS ”, bà Nga nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm