Theo dõi Báo Thanh tra trên
Huy Minh
Thứ tư, 10/11/2021 - 23:39
(Thanh tra) - Những năm qua, Lào Cai đã quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số (DTTS). Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS của tỉnh tăng lên hàng năm, góp phần vào hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đồng chí Chảo A Khuân (ngồi thứ 4 từ trái qua phải), Bí thư xã Bản Qua, huyện Bát Xát thường xuyên gặp gỡ, gần gũi nhân dân. Ảnh: Thanh Lâm
Có thể thấy, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đạt tiêu chuẩn, ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS có trình độ trên chuẩn ngày càng nhiều, trong đó có cán bộ trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ).
Để bảo đảm phát triển nhanh vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn hiện nay thì phát triển nguồn nhân lực nói chung và cán bộ DTTS nói riêng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng. Xác định tầm quan trọng này, những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS được triển khai thực hiện thường xuyên, từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác.
Từ 2014 đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã đào tạo, bồi dưỡng cho trên 16.379 lượt cán bộ, công chức, trong đó cán bộ người DTTS là 6.363 người, chiếm 38,8%. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ người DTTS có điều kiện tốt hơn để học tập, yên tâm công tác, tập trung trí lực, phát huy tâm huyết để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; góp phần hình thành đội ngũ cán bộ DTTS toàn diện trên các lĩnh vực..
Công tác đào tạo cử tuyển tạo nguồn cán bộ người DTTS tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện. Trong 8 năm (2014-2021), tỉnh Lào Cai đã cử 98 học sinh đi đào tạo theo chế độ cử tuyển trình độ đại học. Tổng số sinh viên hệ cử tuyển tốt nghiệp ra trường từ 2014 đến nay là 175 trường hợp, tỉnh đã tiến hành bố trí công tác cho 114. Số sinh viên chưa bố trí việc làm trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh là 61 người, do chưa có biên chế hoặc tham gia dự thi tuyển, xét tuyển chưa đạt.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ từ chuyên môn, lý luận chính trị và các chương trình bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ. Do đó, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, nhiều trường hợp trên chuẩn. Về lý luận chính trị đã mở nhiều lớp đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp, từng bước đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, vị trí quy hoạch của cán bộ, công chức. Về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành được triển khai đảm bảo theo quy định cho từng vị trí việc làm của đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Công tác quy hoạch cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ người DTTS nói riêng luôn được Tỉnh ủy chú trọng triển khai thực hiện, nhằm sớm phát hiện nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, triển vọng đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo quản lý. Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Trung ương, ngày 24/12/2012, Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 12-HD/TU về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để triển khai thực hiện đồng nhất trên địa bàn tỉnh.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ theo đúng hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh từ các khâu tổ chức triển khai quán triệt, nhận xét đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, thực hiện các quy trình quy hoạch đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai trong công tác quy hoạch cán bộ.
Kết quả trên cho thấy công tác quy hoạch cán bộ đã được triển khai thực hiện theo đúng nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương. Cơ cấu cán bộ người DTTS trong quy hoạch tương xứng với cơ cấu dân tộc trên địa bàn, phù hợp với đặc điểm dân tộc của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước tạo thuận lợi cho việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ.
Trên cơ sở các phương án quy hoạch cán bộ, Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện tốt việc bố trí sử dụng cán bộ như bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu ứng cử cán bộ nói chung, trong đó đặc biệt quan tâm đến cán bộ DTTS phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của từng người, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ năm 2014 đến nay, tiến hành bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử 252 cán bộ, trong đó: Cán bộ người DTTS 46 đồng chí, chiếm 18,25%. Luân chuyển 312 đồng chí, trong đó: Dân tộc thiểu số 108 đồng chí, chiếm 34,6%. Các huyện, thị, thành ủy tiến hành bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử 2.717 lượt cán bộ, trong đó: DTTS 983 đồng chí, chiếm 36,1%.
Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức là người DTTS được quan tâm thực hiện, từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh tổ chức 04 kỳ thi tuyển công chức cấp tỉnh và cấp huyện, tuyển dụng được 174 công chức, trong đó: DTTS 34 người, chiếm 19,54%, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyển dụng 479 công chức cấp xã, trong đó: DTTS 276 người, chiếm 57,62 %.
Cán bộ DTTS trong cấp ủy tỉnh là 17/51 đồng chí, đạt 33,3%. Số cán bộ là DTTS diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 69/492 đồng chí, đạt 14%. Cán bộ người DTTS là đại biểu HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 là 28/55 người, đạt 50,9%; đại biểu HĐND huyện, thị xã, thành phố là 155/298 người, đạt 52%; đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn là 2.225/3.218 người, đạt 69,1%. Số cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn (bí thư, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND) người DTTS là 504/820, đạt 61,5%.
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức DTTS hiện đã tăng lên nhiều so với thời điểm năm 2014 trở về trước, nhưng vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ dân tộc của tỉnh. Cán bộ người DTTS phân bổ không đồng đều ở các cấp, các ngành; cấp xã vẫn là cấp có tỷ lệ cao; khối quản lý nhà nước về ngành kinh tế, khoa học, công nghệ có tỷ lệ thấp. Nguồn sinh viên người DTTS tốt nghiệp các trường đại học, chuyên nghiệp ngày càng nhiều song nhu cầu tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có hạn do không có biên chế.
Cán bộ, công chức DTTS đa phần theo học, đào tạo thuộc lĩnh vực, văn hóa - xã hội; ít theo học hoặc đào tạo ở khối ngành kinh tế, kỹ thuật. Đa số cán bộ DTTS đã có gia đình, cuộc sống ổn định tại các xã nên công tác luân chuyển, điều động về công tác ở cấp huyện, tỉnh còn ít.
Tỉnh cũng chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể, chi tiết, lộ trình sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ người DTTS. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS còn gặp nhiều khó khăn, nhất là một số dân tộc ít người như: Hà Nhì, Phù Lá, Sán Chay, Sán Dìu, La Chí, Khơ Mú, nên đa phần các dân tộc ít người nêu trên chưa có hoặc có rất ít người tham gia công tác ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Trong thời gian tới, các cấp từ cơ sở đến tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ người DTTS. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng quy hoạch cán bộ là người DTTS, trong đó khâu đánh giá cán bộ người DTTS trước khi bổ sung vào quy hoạch là cần thiết, thực hiện tốt công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, tránh trường hợp quy hoạch đảm bảo số lượng, đến khi đề bạt, giới thiệu, bổ nhiệm thì còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng được. Đồng thời tính toán cơ cấu dân tộc trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương sao cho hợp lý, phát huy khả năng công tác, cống hiến.
Thực hiện tốt các chính sách đào tạo, bồi dưỡng điều động, luân chuyển cho người DTTS, nghiên cứu những chính sách đặc thù của địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ DTTS có cơ hội, môi trường thuận lợi tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên quy hoạch, kế hoạch cụ thể gắn với nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình