Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hiệu quả bước đầu về kinh tế, xã hội và thay đổi tập quán lạc hậu ở đồng bào Mông

Văn Thanh

Thứ sáu, 01/10/2021 - 16:34

(Thanh tra) - Quan Hóa là huyện vùng cao biên giới, cách trung tâm TP Thanh Hóa 140 km về phía Tây; phía Bắc giáp huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) và huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), phía Đông giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Quan Sơn, phía Tây giáp huyện Mường Lát và huyện Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn, Lào), dân tộc Mông chiếm 0,82%.

Hiệu quả bước đầu về kinh tế, xã hội và thay đổi tập quán lạc hậu ở đồng bào Mông. Ảnh: P.V

Đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện vùng cao Quan Hóa có 80 hộ, 449 khẩu, cư trú ở bản Suối Tôn, thuộc xã Phú Sơn (có 72 hộ, 404 khẩu) và bản Buốc Hiềng, thuộc xã Trung Thành (có 8 hộ, 45 khẩu). Tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn huyện hiện nay là Thiên Chúa giáo, tập trung tại 2 bản đồng bào Mông là Suối Tôn và Buốc Hiềng, đã được cấp chính quyền đồng ý, cấp phép sinh hoạt tập trung năm 2019, trong đó có nguồn gốc sinh hoạt tôn giáo xuất phát từ Giáo xứ Phong Ý, Cẩm Thủy.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước có các chương trình, dự án, chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là các chính sách đặc thù cho vùng đặc biệt khó khăn, nên nhận thức của đồng bào được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.

Đối với đường giao thông đến thôn bản người Mông, huyện vùng cao Quan Hóa đã tập trung xây dựng từ bản Suối Tôn đến trung tâm xã Phú Sơn, hiện nay đã có đường bê tông còn 1,3 km đường cấp phối đã được khảo sát, triển khai thi công xây dựng. Tổng số công trình từ năm 2016 đến nay, đồng bào Mông được đầu tư gồm Trường Mầm non Suối Tôn, đường giao thông bản Khoa đi Suối Tôn, công trình đường giao thông bản Suối Tôn, với tổng kinh phí đầu tư nhiều tỷ đồng. Hiện, các công trình đã và đang sử dụng tốt.

Trong quá trình phát triển sản xuất giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện vùng cao Quan Hóa còn được Nhà nước cho thụ hưởng Chương trình 135, trong đó năm 2016 đồng bào Mông có 12 hộ được tham gia thụ hưởng dự án, với số tiền 120 triệu đồng, mỗi hộ nhận 1 con bò cái sinh sản, trị giá bình quân 10 triệu đồng/con; năm 2017 có 11 hộ đồng bào Mông được tham gia dự án, với số tiền 110 triệu đồng; năm 2018 có 08 hộ đồng bào được tham gia dự án, với số tiền 80 triệu đồng; năm 2019 có 10 hộ đồng bào được tham gia dự án, với số tiền 100 triệu đồng… Số lượt người được tham gia tập huấn Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là 1.754 lượt người, trong đó đồng bào Mông tại bản Suối Tôn và bản Buốc Hiềng có 116 lượt người tham gia.

Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2016 đến nay, huyện vùng cao Quan Hóa đã hỗ trợ cho hộ nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất chuyển đổi nghề mua máy móc nông cụ phục vụ sản xuất, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hộ nghèo thuộc xã đặc biệt khó khăn, trong đó đồng bào dân tộc Mông ở 2 bản Suối Tôn và Buốc Hiềng có 32 hộ được hỗ trợ mua máy móc nông cụ, với số tiền là 160 triệu đồng.

Thực hiện chương trình vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, có 8 hộ dân tộc Mông được vay vốn với số tiền là 285 triệu đồng. Chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn huyện vùng cao Quan Hóa tập trung xây dựng lựa chọn mô hình chăn nuôi gia súc (trâu, bò cái, lợn cái sinh sản), trong đó tại 2 bản đồng bào Mông được hỗ trợ cho 65 hộ, với số tiền là 1.950 triệu đồng để phát triển mô hình sản xuất giảm nghèo.

Ngoài ra, thực hiện đề án vận động tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đối với đồng bào Mông, UBND huyện vùng cao Quan Hóa đã ban hành Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 về việc thành lập ban vận động tuyên truyền giai đoạn 2016-2020 gồm 10 người, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban liên quan và các xã tập trung tuyên truyền, vận động bà con nhân dân với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như qua các cuộc thi, hội thi, băng rôn, khẩu hiệu, hệ thống loa phát thanh của xã, bản, khu phố và qua các hội nghị họp dân của bản… Qua công tác tuyên truyền, nhận thức của đồng bào 2 bản Mông được nâng lên rõ rệt, tư tưởng của đồng bào từng bước được thay đổi.

Qua nhiều năm, nhờ thực hiện tốt các chương trình, dự án, hiệu quả bước đầu về kinh tế của đồng bào Mông đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban quản lý bản chỉ đạo nhân dân thực hiện đúng kế hoạch cấp trên, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần từng bước đưa đồng bào thoát nghèo.

Về môi trường, hàng tháng, hàng quý trong năm vào ngày lễ lớn của đất nước thực hiện theo kế hoạc của UBND xã ra quân tổng vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới  hội phụ nữ triển khai chương trình “5 không 3 sạch”, MTTQ xã triển khai đào hố rác, tuyên truyền thực hiện đề án đến nay vệ sinh môi trường bản cơ bản sạch sẽ, cảnh quan môi trường cơ bản đảm bảo.

Về xây dựng nếp sống văn hóa, tập quán cũ lạc hậu, trước khi triển khai đề án bà con nhân dân 2 bản đồng bào Mông chủ yếu là dân di cư tự do từ các huyện, tỉnh khác về cư trú tại bản, phong tục, tập quán lạc hậu như người chết không đưa vào quan tài, ai đến viếng cho nắm cơm bón cho người chết, hoặc treo người chết trên cao bón cơm, bắn súng khi có người chết… Thực hiện đề án, đến nay đồng bào dân tộc Mông của 2 bản Suối Tôn và Buốc Hiềng đã từng bước thay đổi về nhận thức, hủy bỏ các hủ tục lạc hậu, người chết được đưa vào quan tài, không để quá lâu, thực hiện đúng theo quy ước, hương ước của thôn bản.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm