Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hạn mặn ở các cửa sông thuộc Bến Tre - Tiền Giang vẫn ở mức cao

Thứ tư, 18/03/2020 - 21:24

(Thanh tra) - Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), độ mặn ở các cửa sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu thế tiếp tục giảm từ nay đến khoảng ngày 20/3, sau đó sẽ tăng nhẹ từ ngày 21 – 25/3 rồi chuyển sang xu thế giảm từ ngày 25/3 đến ngày 4/4.

Cũng theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian xâm nhập mặn giảm, các khu vực có khả năng xuất hiện nước ngọt và có khả năng lấy được vào thời kỳ triều thấp, chân triều tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An) từ 75 km đến 85km trở vào, thuộc xã Bình Đức huyện Bến Lức và xã Mỹ Phú, thành phố Tân An; tại Sông Cổ Chiên từ 35km đến 40km trở vào thuộc xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre).

Trên sông Hậu, từ 40 km đến 45km trở vào thuộc xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách (Sóc Trăng); trên sông Cái Lớn từ 45km đến 50km trở vào thuộc xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao (Kiên Giang).

Tuy nhiên, Tổng Cục Thủy lợi cũng cho biết, tại các cửa sông Hàm Luông, Cửa Tiểu, Cửa Đại thuộc các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, mặn vẫn liên tục duy trì ở mức cao, ít có khả năng xuất hiện nước ngọt, kể cả vào lúc chân triều.

Theo thống kê, hạn hán và mặn xâm nhập làm thiệt hại hơn 30 nghìn ha lúa mùa năm 2019 và vụ Đông Xuân 2019 - 2020; khoảng 332 nghìn ha lúa Đông Xuân; 136 nghìn ha cây ăn quả khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020.

Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 82 nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trong thời gian tiếp theo của mùa khô năm 2020, sẽ có gần 159 nghìn hộ sẽ thiếu nước sinh hoạt.

Ứng phó với hạn mặn và tình hình nguồn nước tại các hồ chứa xuống thấp trong khi nông dân chuẩn bị xuống giống lúa hè thu, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến nguồn nước, thông tin dự báo mặn xâm nhập để thực hiện việc xuống giống lúa vụ hè thu phù hợp với điều kiện nguồn nước, quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Đến nay đã có 5 công trình phòng chống hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư đã đưa vào khai thác sử dụng kiểm soát mặn cho mùa khô 2019-2020, với diện tích kiểm soát trực tiếp khoảng 83 nghìn ha và kiểm soát gián tiếp ảnh hưởng của hạn mặn đến 300 nghìn ha diện tích đất canh tác.

Ngoài ra, có 11 dự án công trình khác đã và đang được gấp rút hoàn thành để đưa vào phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn tại khu vực này.

Để phục vụ cho sản xuất và dân sinh, Bộ NN&PTNT khuyến cáo các địa phương cần tiếp tục thực hiện đo độ mặn, lấy nước có độ mặn cho phép để khẩn trương cung cấp cho các vùng cây ăn trái đang có nguy cơ thiếu nước và tạo nguồn nước sinh hoạt. Các vùng canh tác lúa đã thu hoạch cần lấy nước để tiến hành rửa mặn, chuẩn bị cho gieo cấy vụ hè thu khi có nguồn nước ngọt về ổn định.

Lê Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm