Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/05/2016 - 14:02
(Thanh tra)- Nắng nóng khốc liệt không chỉ làm hàng chục ngàn hộ dân ở tỉnh Đắk Lắk điêu đứng vì thiếu nước sinh hoạt, hoa màu khô héo mà hàng trăm con gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện của tỉnh này cũng chết la liệt vì nắng nóng, thiếu thức ăn và nước uống.
Hàng loạt gia súc, gia cầm chết dần chết mòn vì nắng nóng. Ảnh: Quỳnh Anh
Giữa trưa nắng, anh Nguyễn Văn Trường (trú tại đường Trần Qúy Cáp, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) phải ra suối Ea Tam lấy 1 can nước về nhà để phục vụ sinh hoạt. Mặc dù nước từ con suối này đục quánh, bốc mùi hôi thối bởi rác rưởi, xác động vật nhưng anh Trường cũng chẳng còn cách nào khác. Anh Trường cho biết: Bắt đầu khoảng 6 ngày trước, vòi nước của gia đình mở 24/24 nhưng chẳng hứng được giọt nước nào. Ngày nào tôi cũng phải đi lấy 2 can nước suối về để dội bồn cầu và mua 3 bình nước lọc về tằn tiện tắm rửa, ăn uống cho cả nhà 4 người. Đối với quần áo, cứ 3 ngày 1 lần, tôi phải mang về dưới nhà nội cách xa hơn 10km để giặt.
Ông Lê Văn Đức - Phó Giám đốc Khách sạn Sài Gòn - Ban Mê cho biết: Mặc dù khách sạn nằm ngay khu vực trung tâm của thành phố, là khu vực nằm trong diện ưu tiên phát nước nhưng cũng thường xuyên không có nước. Có những thời điểm, 1 ngày đơn vị phải đi mua 18 xe loại 8 khối hết hơn 30 triệu đồng để về phục vụ khách. Mới đây, Công ty đã đầu tư một giếng khoan nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu nên thường xuyên bị khách thuê phòng phản ứng, than phiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh, uy tín doanh nghiệp.
Theo ông Trần Văn Thiện - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk: Hiện nay, tổng sản lượng nước chỉ còn 28.000 khối/ngày đêm, thiếu hơn 30.000 khối và đang giảm sút từng giờ. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian tới, nguy cơ cả TP Buôn Ma Thuột không còn nước sinh hoạt.
Không chỉ có nước sinh hoạt thiếu hụt mà ngay cả các suối đầu nguồn trên toàn tỉnh đều khô cạn. Dòng chảy của các con sông hiện nay chủ yếu được duy trì nhờ vào nước xả của các hồ chứa lớn. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 48.000 ha cây trồng bị hạn, trong đó diện tích mất trắng lên tới gần 7.000 ha, thiệt hại ước tính gần 1.600 tỷ đồng.
Người dân chắt chiu từng giọt nước. Ảnh: Quỳnh Anh
Nặng nề nhất là 2 xã Ea Lốp và xã Ea R’Ve của huyện Ea Súp. Tại đây, đã có hàng trăm gia súc, gia cầm chết vì nắng hạn. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Bảo (62 tuổi, trú tại thôn 13, xã Ea R’Ve) không giấu nổi buồn phiền: Tôi đầu tư trại bò 200 con gần 1,5 tỷ đồng. 2 tháng nay, 35 con bò lần lượt chết vì đói, khát. Nhìn con bê mới sinh chưa được 1 tháng tuổi nhưng đang chết dần chết mòn vì bò mẹ không có sữa mà tôi thắt ruột. Cứ thế này gia đình chúng tôi không biết sống sao!
Oái ăm hơn là khi trâu bò chết, người dân phải tìm tới thương lái bán với giá bèo bọt, thậm chí còn bị ép giá, bán như cho. “Bình thường 1 con bò chúng tôi bán với giá trên 10 triệu đồng/con. Hiện nay, bò gầy yếu, chết do suy kiệt giá chỉ còn 1 đến 2 triệu đồng/con vì có xẻ thịt bò đem đi bán trong làng cũng không ai mua vì người dân ở đây đã “bội thực” với thịt bò”, ông Bảo chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang - Bí thư Huyện uỷ Ea Súp: Chưa bao giờ thấy hạn hán khốc liệt đến mức gia súc, gia cầm chết nhiều đến vậy. Chúng tôi đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định được nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt là do bị đói kéo dài dẫn đến suy kiệt sức khoẻ và chết đi khi gặp thời tiết nắng nóng gay gắt. Để chống chọi với thiên tai, huyện đã chỉ đạo các ban ngành xuống từng xã hướng dẫn, giúp đỡ người dân tìm nguồn thức ăn và tiến hành di dời gia súc, gia cầm để tránh nắng gay gắt.
Quỳnh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà