Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/10/2024 - 08:24
(Thanh tra) - Theo Báo cáo của UBND TP Hà Nội về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão trên địa bàn thành phố cho biết đã hạn chế thấp nhất hậu quả thiên tai nhờ việc chủ động ứng phó của các cấp, các ngành.
Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống thiên tai được thực hiện thường xuyên. Ảnh: ND
Cơn bão số 3 (bão Yagi) sáng ngày 3/9/2024 đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc biển Đông với cường độ cấp 8, giật cấp 11, sau đã mạnh lên thành siêu bão cấp 16, giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc. Hồi 22 giờ ngày 07/9/2024, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ; thành phố Hà Nội có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9 và có mưa to đến rất to, sau đó suy yếu thành một vùng ấp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ và tan dần.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện mưa diện rộng từ chiều ngày 6/9/2024; trong đó xuất hiện mưa to, tập trung từ 19h ngày 7/9 đến 7h ngày 8/9/2024 khi bão đổ bộ dao động từ trên 100mm đến trên 300mm. Một số điểm có lượng mưa cao bao gồm: Hoàng Mai 308,6mm, Thanh Xuân 221,3mm, Mỹ Đức 240,8mm, Hà Đông 220,4mm, Thanh Trì 225,6mm...
Từ ngày 8/9/2024 đến 7h ngày 12/9/2024, lượng mưa trên địa bàn thành phố dao động từ trên 100mm đến trên 300mm; một số điểm có lượng mưa cao bao gồm: Hương Sơn 419,6mm; Thường Tín 379,2mm; Thanh Trì 309,40mm. Từ ngày 12/9/2024 đến cuối tháng 9 mưa trên địa bàn Thành phố không trải đều theo thời gian mà xuất hiện mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to tập trung trên diện rộng vào một số thời điểm (các ngày 16/9, 21/9 - 22/9, 29/9-01/10/2024).
Các đợt mưa rải rác không chỉ tác động đến mực nước lũ trên các sông mà còn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các hoạt động phục hồi, sản xuất nông nghiệp.
Lũ trên các tuyến sông xuất hiện do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3 gây mưa lớn trên diện rộng, kết hợp với xả lũ của hệ thống hồ thủy điện thượng nguồn (thời điểm lớn nhất là từ 15h ngày 9/9 đến 7h 2 ngày 10/9/2024, hồ Hoà Bình mở 2 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 08 cửa xả đáy), đã làm cho nước lũ của hầu hết các tuyến sông trên địa bàn Thành phố lên rất nhanh và ở mức cao, đã gây ra đợt ngập lụt nghiêm trọng, như:
Trên hệ thống sông Hồng đã xảy ra lũ lớn (đây là trận lớn nhất kể từ năm 2003 đến nay); mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội (Long Biên) thời điểm cao nhất (02h ngày 12/9/2024) là 11,30m (dưới báo động III là 20cm); biên độ lũ tăng hơn 7m trong 4 ngày đêm (từ 4,12m lúc 11h ngày 08/9/2024 đến 11,30m lúc 02h ngày 12/9/2024), tăng gần 4m trong 2 ngày 8, 9/9/2024, tăng hơn 2m trong ngày 24h ngày 10/9/2024.
Trên sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Tích, sông Bùi đều xuất hiện lũ lịch sử, mực nước tại trạm Yên Duyệt thời điểm cao nhất (sáng 13/9/2024) là 7,8m (trên báo động III là 80cm; trên mực nước lũ lịch sử (7/2018: 7,51m) là 29cm). Trên sông Đáy, sông Mỹ Hà nước lũ lên trên mức báo động II; sông Nhuệ trên báo động III.
Cũng do ảnh hưởng của mưa, bão, thời gian qua mực nước trên các hồ thủy lợi đều ở mức cao, duy trì đến hiện nay, nhiều hồ chứa mực nước vượt ngưỡng tràn (hồ Đồng Mô, Mèo Gù, Tân Xã, Xuân Khanh, Đồng Quan, Đền Sóc, Ban Tiện, Kèo Cà, Quan Sơn, Văn Sơn, Miễu, Đồng Sương,...).
Ngay khi có tin bão số 3 xuất hiện trên biển Đông, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội đã có văn bản về việc chủ động ứng phó bão số 3.
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục, sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát, ngày 2/10/2024, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 6263/UBNDKTTH về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, theo đó đã xác định, quán triệt và phân công cụ thể (cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, lãnh đạo chỉ đạo và thời hạn) 37 nhiệm vụ thực hiện 5 nhóm giải pháp cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố liên tục cập nhật diễn biến tình thiên tai, ban hành kịp thời, đầy đủ Lệnh báo động, rút báo động lũ trên sông (đã ban hành trên 60 lệnh báo động và rút báo động lũ vừa qua) và nhiều văn bản gửi các địa phương, đơn vị để chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã tiếp tục chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.
Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.
Ngay khi có bản tin dự báo, cảnh báo về tình hình thời tiết, thiên tai bất lợi, UBND thành phố, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố đã kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã sớm triển khai công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó. Công tác kiểm tra, rà soát, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện và hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ" để sẵn sàng triển khai các 4 kế hoạch, phương án PCTT và TKCN năm 2024 đã được xây dựng, ban hành từ trước mùa mưa, lũ được tăng cường, triển khai. Khi bão, lũ, thiên tai xuất hiện, ảnh hưởng đối với khu vực Hà Nội, căn cứ vào cấp độ rủi ro thiên tai, tình hình thực tế tương ứng với các kịch bản đã được xây dựng tại các phương án, kế hoạch PCTT và TKCN; các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố triển khai đồng loạt các hoạt động ứng phó với bão theo kế hoạch được duyệt; đặc biệt là các hoạt động liên quan đến công tác tiêu thoát úng ngập theo các kịch bản, sơ tán di dời người dân trước khi có bão và di dời tương ứng với cấp báo động lũ, chỉ đạo tăng cường rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu (đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất...); chỉ đạo dừng một số hoạt động để đảm bảo an toàn trước thiên tai (giao thông, giáo dục, kinh doanh,…).
Nhờ có sự chủ động trong công tác PCTT và TKCN trên địa bàn thành phố thời gian qua đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương và thành phố, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ Thành phố đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành nên đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản; Nhân dân được đảm bảo an toàn; hệ thống công trình ổn định, không có các sự cố lớn xảy ra.
Đặc biệt là công tác di dân, đảm bảo an toàn cho Nhân dân trước bão, lũ đã được triển khai theo đúng kế hoạch, không bị động, không bất ngờ mặc dù sau nhiều năm mới có lũ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 21/11, Sở Thông tin và Truyền thông khai trương dự án "Thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025".
Kim Thành
21:13 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của nhiều tờ báo tiếp tục sụt giảm mạnh, từ đó kéo theo thu nhập của những người làm báo chân chính cũng giảm, việc trang trải các chi phí cuộc sống thường ngày trở nên rất khó khăn.
Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Văn Thanh
12:04 21/11/2024Phương Anh
21:59 20/11/2024Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân