00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giáo hội từng cảnh báo tăng ni trẻ "nghiện mạng xã hội"

Trà Vân

Thứ năm, 20/04/2023 - 18:56

(Thanh tra)- Thượng toạ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chia sẻ: Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP Hà Nội từng cảnh báo có một bộ phận tăng ni trẻ “nghiện mạng xã hội”.

Thượng toạ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: TV

Thượng toạ Thích Đức Thiện cho biết, sau gần 3 năm ban hành Thông tư 206/2020/TT-HĐTS quy định cụ thể về ứng xử trên không gian mạng của tăng, ni thuộc GHPGVN, ứng xử của người xuất gia trên không gian mạng đã cải thiện đáng kể.

"Nhờ áp dụng thông tư này, GHPGVN đã cắt chức trụ trì trong các cơ sở thờ tự của người tu hành ở Bình Phước, Hải Dương, Gia Lai...", Thượng toạ Thích Đức Thiện nói.

Việc sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát không chỉ nguy hiểm cho bản thân tăng ni trẻ mà còn là thách thức lớn cho Giáo hội các cấp trong việc quản lý và giáo dục tăng ni kế thừa sự nghiệp hoằng dương chính pháp sau này.

Đối với người xuất gia trẻ, có tới 80% đang sử dụng 1 đến 3 mạng xã hội cùng một lúc, có trường hợp dùng tới 3 nickname tham gia cộng đồng mạng.

Chính vì lẽ đó, thông tư của GHPGVN quy định về ứng xử của người xuất gia ra đời đã hạn chế được rất nhiều tình trạng ứng xử trên không gian mạng của các tăng ni.

Thượng toạ Thích Đức Thiện cho rằng, đây là văn bản quy định đầu tiên và cao nhất của giáo hội, đặt ra biện pháp chế tài cụ thể theo trình tự: Ban Trị sự tỉnh nhắc nhở, khiển trách, yêu cầu sám hối; tiếp tục lần thứ hai nhắc nhở, khiển trách, yêu cầu sám hối; và nếu tiếp tục vi phạm, Ban Trị sự tỉnh báo cáo Hội đồng Trị sự để tẩn xuất khỏi GHPGVN.

Nếu là trụ trì tự viện thì Ban Trị sự cấp tỉnh đình chỉ chức vụ trụ trì 6 tháng để sám hối; tiếp tục vi phạm, báo cáo Hội đồng Trị sự để cách chức trụ trì, trao đổi với sơn môn, hệ phái liên hệ bổ nhiệm trụ trì khác thay thế.

Các vi phạm của tăng ni sư được nêu cụ thể trong Thông tư 206/2020/TT-HĐTS

(a) Phê phán pháp môn khác, tạo mâu thuẫn trong truyền thống tu học của Phật giáo Việt Nam;

(b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc phạm niềm tin tôn giáo, phân biệt chủng tộc;

(c) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, cộng đồng tăng ni, tín đồ, cư sĩ phật tử, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài Giáo hội;

(d) Thông tin trên không gian mạng có nội dung mang tính bịa đặt, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài Giáo hội;

(e) Xuyên tạc lịch sử Phật giáo Việt Nam và tổ chức GHPGVN, làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ Phật giáo, uy tín của Giáo hội, gây phương hại đến lợi ích của Giáo hội và Dân tộc;

(f) Mọi hành vi tuyên truyền, kích động, xúi giục, lôi kéo, tụ tập đông người xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội;

(g) Không được đăng tải lên không gian mạng các hành vi vi phạm của trụ trì tự viện, tăng ni chưa được các cấp Giáo hội xử lý;

(h) Chia sẻ cảm xúc và hình ảnh cá nhân, tương tác và các hành vi khác không phù hợp với Giáo pháp, Giới luật Phật chế, hình ảnh thanh tịnh của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.


Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

(Thanh tra) - Trung tâm Truyền thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ GDĐT mới ban hành Công văn số 1581/BGDĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Đan Quế

22:08 11/04/2025
TP Hạ Long: Dẫn đầu trong cải cách hành chính và chuyển đổi số

TP Hạ Long: Dẫn đầu trong cải cách hành chính và chuyển đổi số

(Thanh tra) - Năm 2024, TP Hạ Long tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh trong 3 chỉ số quan trọng: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) và Chỉ số chuyển đổi số (DTI). 2 chỉ số còn lại là SIPAS (Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công) và DGI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công) cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với năm trước.

Trọng Tài

18:27 11/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm