Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ bảy, 14/01/2023 - 08:00
(Thanh tra) - Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), sao la được mệnh danh là "kỳ lân châu Á”, là một trong những loài thú lớn đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Nhóm công tác của BQLKBT sao la Quảng Nam đi tuần tra. Ảnh: N.P
Tại địa bàn tỉnh Quảng Nam giáp giới với nước bạn Lào, nhờ vào hệ thống bẫy ảnh do các nhà bảo tồn thiết lập trong các khu rừng rậm, cho thấy có loài sao la xuất hiện. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết bảo vệ những cá thể sao la rất bí ẩn trước khi loài này hoàn toàn biến mất…
Ông Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn (KBT) sao la Quảng Nam cho biết, WWF tham gia bảo tồn sao la kể từ khi loài này được phát hiện, tập trung vào việc thiết lập các KBT nghiên cứu, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực, hợp tác quốc tế và tăng cường thực thi pháp luật.
WWF đã tham gia lập kế hoạch quản lý các KBT và hoạt động tại các vùng có mặt sao la ở Việt Nam, giúp cải thiện công tác quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, nơi phát hiện loài sao la và hỗ trợ thành lập 2 KBT sao la mới liền kề ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, nhằm bảo vệ loài thú này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
KBT sao la Quảng Nam được thành lập năm 2011, với diện tích 15.400ha, tại 4 xã BhaLê, A Vương (huyện Tây Giang) và Tà Lu, Sông Kôn (huyện Đông Giang). Dự kiến sắp tới sẽ mở thêm 4.000ha tại xã A Nông, giáp với đường biên giới Việt - Lào.
Nhiệm vụ của BQLKBT là quản lý sinh vật cảnh, bảo tồn loài sao la và một số động vật hoang dã quý hiếm trên khu vực dãy Trường Sơn hùng vỹ.
Biên chế lúc đầu BQL chỉ có 5 cán bộ kiểm lâm chuyển sang BQL, tính trung bình mỗi người phải đảm đương hơn 3.000ha rừng; đến tháng 3/2014, cán bộ, nhân viên được tăng cường lên 45 người và được chia thành 6 nhóm làm nhiệm vụ tuần tra, ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng vào rừng, tháo gỡ các bẫy đặt săn bắt thú rừng và lắp đặt máy chụp ảnh, quay phim, giám sát hoạt động của sao la và các loài thú quý trong khu vực.
10 năm qua, BQL đã thực hiện 1.892 đợt tuần tra, phá hủy 44.580 bẫy các loại, tháo dỡ 843 lán trại của các đối tượng xâm nhập trái phép, ngăn chặn kịp thời hàng chục vụ khai thác rừng trái phép, giải cứu hàng trăm động vật hoang dã bị mắc bẫy.
Phát hiện và lập biên bản 21 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 2 vụ khai thác rừng, thu giữ, thả về rừng 22 động vật hoang dã quý hiếm, thu giữ 11 khẩu súng săn các loại...
Các khu rừng nguyên sinh đều nằm rất xa và nguy hiểm, mỗi chuyến công tác của các nhóm tuần tra từ 5 đến 8 ngày trong rừng, nhưng lương rất thấp; nếu đi vào rừng công tác, mỗi người được phụ cấp thêm 100 nghìn đồng/ngày. Với số tiền ít ỏi, anh em phải tự trang bị võng, chăn màn, giày dép, đèn pin và cả lương thực, thực phẩm phục vụ chuyến đi.
Chuyện tuần tra rừng với biết bao gian lao, trắc trở… vất vả, nguy hiểm nhất là vào mùa mưa phải đối mặt với những trận lũ quét, lũ ống từ trên núi cao bất ngờ đổ xuống.
Tháng 11/2021, nhóm công tác đang tuần tra ở khu rừng xã A Vương, bất ngờ gặp lũ quét, Bling Núi bị nước lũ cuốn xô ngã gãy xương sườn, đồng đội phải khiêng theo đường rừng suốt 2 ngày mới về đến trung tâm y tế để điều trị.
Cũng mùa mưa lũ năm này, A Lăng Vững thuộc nhóm tuần tra khu vực rừng xã Tà Lu bị trôi suối, thân người bầm dập, đồng đội phải thay nhau cõng vượt rừng trở về…
Đầu năm 2022, Ploong Môn cùng cả nhóm công tác khi đang đóng trại tại rừng thôn A Rứt, Bha Lê, giáp ranh với huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế, đã bị rắn độc cắn, rất may gặp được người dân địa phương dùng lá rừng cứu chữa mới qua cơn nguy kịch.
Điều lo lắng nhất là dịp Tết, vốn được xem như là dịp để người thân đoàn tụ vui vẻ với gia đình, nhưng những đối tượng xấu xem đây là cơ hội xâm nhập vào các khu rừng nguyên sinh để khai thác, chặt phá rừng, đặt bẫy bắt thú quý...
Do vậy, cứ đến dịp Tết, BQLKBT sao la Quảng Nam cũng đều tập trung 100% quân số, tỏa lên các cánh rừng trực chiến; nếu nhận được nguồn tin báo có các đối tượng xâm nhập vào rừng thì phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý ngay.
Chuyện các cán bộ bảo tồn sao la ăn Tết giữa rừng là rất bình thường. Anh em cắm trại, đốt lửa sưởi ấm, rồi cùng uống vài ly rượu, chúc mừng sức khỏe cùng nhau.
Giữa rừng già, không khí đón Giao thừa “linh thiêng” lắm. Không có tiếng nhạc chúc mừng thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới vì không có sóng điện thoại, chỉ có tiếng gió giữa rừng xanh như điệu dân ca ngọt ngào vỗ về, động viên những người suốt đời gắn bó với rừng...
Lãnh đạo BQLKBT sao la Quảng Nam cho biết, năm 2013, nhóm công tác đã chụp được hình ảnh loài sao la bằng phương pháp bẫy ảnh. BQL cũng đã thu được nhiều tư liệu, hình ảnh về sự tồn tại của nhiều loài động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ như loài mang, gấu, tê tê, thỏ vằn, vọoc chà vá chân nâu, trĩ, gà lôi…
Nói về hoạt động của các BQL bảo tồn sao la, tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam đánh giá: “Sao la tượng trưng cho tất cả những điều quan trọng hiện đang bị đe dọa. Nếu chúng ta có thể cứu được sao la, sẽ cứu được cảnh quan rừng, đa dạng sinh học và những lợi ích hệ sinh thái mang lại. Do đó, đây không chỉ đơn thuần là bảo vệ một loài động vật trong tình trạng nguy cấp. Đây là cuộc chiến nhằm cứu lấy thiên nhiên, các lợi ích sinh thái, sinh kế cộng đồng, và tất cả những gì mà loài sao la là đại diện”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà