Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giảm mạnh tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ​

Trần Lê

Thứ hai, 18/10/2021 - 10:14

(Thanh tra) - Nói về kết quả đạt được của Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số" của tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2017-2025, ông Dơ Woang Ya Gương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phấn khởi cho biết, tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc Lâm Đồng giảm mạnh trong 3 năm qua (giai đoạn 1 từ 2017-2020).

Ông Dơ Woang Ya Gương, Phó Trưởng Ban Dân tộc Lâm Đồng (ngồi bên trái) trao đổi với CTV Báo Thanh tra. Ảnh: Thanh Chương

Lâm Đồng là tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ hơn 25% dân số trong tỉnh. Qua kết quả điều tra, khảo sát trong giai đoạn 2017 - 2020, toàn tỉnh có hơn 1.000 trường hợp tảo hôn (TH) và 30 cặp hôn nhân cận huyết thống (HNCH). Sau 3 năm triển khai, thực hiện Đề án, tỷ lệ TH và HNCHT vùng đồng bào DTTS của Lâm Đồng ngày càng giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2017, xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng có 25 cặp TH, đến đầu năm 2020 giảm xuống còn 3 cặp TH; xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm từ 5 cặp TH xuống còn 3 cặp TH… Đây là kết quả đánh giá 3 năm thực hiện mô hình điểm từ năm 2017-2020 thuộc Đề án "Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong vùng đồng bào DTTS" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2017-2025.

Để có kết quả trên, 3 năm trước khi triển khai mô hình điểm thực hiện các hoạt động của Đề án, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành địa phương liên quan tổ chức điều tra, khảo sát trong 27 xã vùng DTTS có nguy cơ xảy ra tình trạng TH và HNCHT tỷ lệ cao cần đặc biệt quan tâm; 53 xã có đồng bào DTTS sinh sống cần tuyên truyền, vận động thường xuyên; xây dựng 14 mô hình điểm trên 4 xã và 4 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, cấp huyện có tỷ lệ và nguy cơ xảy ra tình trạng TH và HNCHT cao. Thông qua đó, để tác động nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cộng đồng và người dân vùng dân DTTS trong thực hiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng TH và HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng HNCHT vẫn đang tồn tại của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng, ông Dơ Woang Ya Gương, cho rằng: “Do tập tục hôn nhân theo chế độ mẫu hệ. Xưa nay, đồng bào dân tộc có quan điểm không để lọt tài sản, đất đai của mình cho người dòng họ khác, nên xảy ra tình trạng con cô lấy con cậu để bảo vệ tài sản. Ngoài ra, với quan điểm “con đàn, cháu đống” và nhu cầu lao động trong gia đình, dẫn đến việc lấy chồng, lấy vợ sớm từ đó xảy ra tình trạng TH. Được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Dân tộc đã triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong vùng DTTS, giai đoạn 2017 - 2020”.

Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều cuộc vận động, tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về TH, HNCH bằng nhiều hình thức. Đồng thời, UBND các huyện cũng đã chỉ đạo Phòng Dân tộc, cơ quan phụ trách công tác dân tộc phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Y tế… tổ chức 42 đợt lồng ghép với các chương trình tuyên truyền, vận động khác vận động đồng bào DTTS xóa bỏ phong tục tập quán không còn phù hợp trong đời sống hiện nay trong đó chú trọng tình trạng TH và HNCHT ở các huyện Đức Trọng, Bảo Lâm, Cát Tiên và một số huyện khác trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, việc triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong vùng DTTS”, giai đoạn 1 từ 2017-2020 của Lâm Đồng đã cơ bản nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng TH và HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực trong vùng DTTS.

“Trong quá trình triển khai đề án, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng cũng gặp những hạn chế, khó khăn nhất định như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thường xuyên, chưa sâu sát và toàn diện về thực hiện các chính sách pháp luật có liên quan về hôn nhân và gia đình. Công tác điều tra, khảo sát hàng năm gặp nhiều khó khăn với nhiều lý do phần lớn người dân vi phạm không khai báo với chính quyền địa phương.

Ngoài ra, phong tục tập quán không còn phù hợp với đời sống ngày nay đã tồn tại trong đồng bào DTTS từ lâu đời rồi, không thể một sớm một chiều có thể xóa bỏ ngay mà cần có thời gian vận động, trên tinh thần giảm dần năm sau giảm nhiều hơn năm trước và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Trình độ dân trí người dân vùng DTTS vẫn còn nhiều hạn chế và địa bàn cư trú xa trung tâm huyện lỵ, đi lại khó khăn và điều kiện tiếp cận với văn mình bên ngoài còn nhiều bất cập”, ông Dơ Woang Ya Gương chia sẻ thêm.

Lâm Đồng đang triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2 từ 2021 - 2025”. Trong giai đoạn này, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với các ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai các mô hình điểm để tuyên truyền thường xuyên về vấn nạn TH và HNCHT; đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức đoàn thể, đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và dần thay đổi hành vi của người dân vùng DTTS, từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng TH, HNCHT.

Đề án được UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện. Và, mục đích của Đề án tiếp tục giảm thiểu tình trạng TH, HNCHT, nâng cao chất lượng dân số trong vùng đồng bào DTTS. Đối tượng của chương trình là thanh niên, vị thành niên là người DTTS chưa kết hôn; phụ huynh của học sinh trong độ tuổi vị thành niên; người dân sinh sống trong vùng đồng bào DTTS.

Hy vọng, việc triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH và HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025” của Lâm Đồng sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, đẩy mạnh và nâng cao nhận thức hơn nữa cũng như nhanh chóng thay đổi hành vi về hôn nhân của đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần giảm mạnh, giảm sâu tình trạng TH và HNCHT trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm