Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/04/2016 - 14:04
(Thanh tra)- Chưa bao giờ các cụm từ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), thực phẩm nhiễm bẩn hay thực phẩm chứa chất cấm lại xuất hiện dày đặc như hiện nay. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh ATTP, để giải quyết cái gốc của vấn đề cần liên ngành, toàn xã hội kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp.
Vệ sinh ATTP cần được giải quyết từ gốc. Ảnh: HO
Theo PGS. TS Lê Mai Hương (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) - Chủ nhiệm Đề tài cấp Nhà nước “Nội trợ thông thái”, việc lạm dụng sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi là rất nguy hiểm. Bởi về lâu dài nó có tác dụng tiêu cực, lượng Clenbuterol, Salbutamol tích lũy lại, dẫn đến ngộ độc bằng các biểu hiện như sốt, run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng và người mắc có thể tử vong.
Đề tài cũng chỉ rõ 1 gam tiền chứa tới 210 triệu vi khuẩn (gấp 200 lần so với bồn cầu), nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
PGS. TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật ATTP (Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam) cho biết, nguyên nhân của thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh, đặc biệt là ngộ độc thực phẩm có thể đến từ nhiều khâu, từ khâu quá trình chế biến không đúng; quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm cho đến quá trình sử dụng và bảo quản không đúng.
Để đảm bảo vệ sinh ATTP ở tất cả các khâu này, nhiều ý kiến đồng tình phải nâng cao các giải pháp quản lý liên ngành và quan trọng là ý thức của người chế biến; chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất cho đến người bảo quản sử dụng thực phẩm.
Cần sửa đổi luật để hình phạt đủ sức răn đe đối với việc buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi. Ảnh: HO
Theo PGS. TS Ngô Tiến Hiển, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam, để giải quyết cái gốc của vấn đề vệ sinh ATTP thì cần thực hiện kiên trì, đồng bộ 4 nhóm giải pháp: Thứ nhất, cần sửa đổi và bổ sung luật, các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề ATTP. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chiến lược ATTP cùng với các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho khoa học công nghệ. Các giải pháp về hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn như: GAP, GMP, IOS, HACCP và việc ghi nhãn GMF là những tiêu chí quan trọng để xác định thực phẩm an toàn, định hướng tốt và đảm bảo sản phẩm an toàn sẽ đến được tay người tiêu dùng. Thứ 2 và thứ 3 cần tập trung vào giải pháp từ doanh nghiệp, nhà sản xuất và thông tin truyền thông. Ở đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn. Cuối cùng là nhóm giải pháp cộng đồng người tiêu dùng. Đặc biệt cần thiết là trang bị những kiến thức căn bản về ATTP, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh ATTP. Trong đó, giải pháp người tiêu dùng thông minh cần được chú trọng.
Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200 - 250 nghìn trường hợp mắc ung thư và 75 nghìn người chết vì căn bệnh này. Tức là, mỗi ngày có 205 người chết vì căn bệnh ung thư (gấp 7 lần tử vong do tai nạn giao thông). Hiện Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh trên là do thói quen ăn uống mất vệ sinh và thực phẩm bị nhiễm bẩn.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà