Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/10/2013 - 11:36
(Thanh tra) - Ngày 18/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Tư vấn cải cách Thủ tục hành chính phối hợp với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tổ chức hội thảo về hủy phản quyết trọng tài, công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Trọng tài là một thiết chế giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhất là trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Trọng tài lại càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, khi mà tầm hoạt động của các doanh nghiệp, thương nhân ngày nay có xu thế vượt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng có chủ trương thúc đẩy phát triển luật về trọng tài, mà trước hết là Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các quy định liên quan tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự… Cho tới nay, Việt Nam đã có 7 Trung tâm Trọng tài, trong đó lớn nhất là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Việt Nam cũng ký kết và tham gia một loạt điều ước quốc tế khác nhau có quy định về trọng tài, như Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, trở thành thành viên của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA)…
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động trọng tài vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu giảm tải cho tòa án, chưa ngang tầm với tình hình phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. “Một điều đáng lưu ý, thể hiện sự lo ngại được dư luận thời gian qua quan tâm, phản ánh, đó là việc tòa án tuyên hủy quyết định của trọng tài trong nước; quyết định trọng tài nước ngoài chưa được công nhận cho thi hành đầy đủ tại Việt Nam. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút hấp dẫn, uy tín, hiệu quả của hoạt động trọng tài; nếu nói rộng hơn thì môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng kém hấp dẫn”, ông Sơn nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự tập trung phân tích, thảo luận pháp luật về căn cứ hủy phán quyết trọng tài, thủ tục hủy phán quyết trọng tài, thực tiễn áp dụng tài Việt Nam; kinh nghiệm công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các thực tiễn tốt nhất và ví dụ ở Hồng Công; bình luận về một số quyết định của Tòa án Việt Nam về việc xét đơn công nhận quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Các chuyên gia khẳng định pháp luật về trọng tài thương mại đang dần được hoàn thiện, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của trọng tài thương mại. Các cơ quan hữu quan, đặc biệt tòa án đang thể hiện vai trò hỗ trợ hoạt động của trọng tài thương mại. Việc cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đã có một số bước tiến. Nhưng việc hủy phán quyết trọng tài trong nước vẫn diễn biến phức tạp, tòa án có quyền nhận định cả nội dung vụ việc, thậm chí nhận xét cả bằng chứng. Tỷ lệ hủy phán quyết trọng tài sau khi Luật Trọng tài Thương mại 2010 có hiệu lực cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.
Hơn nữa, các cơ quan chức năng, tòa án thường chậm chễ trong công nhận, thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài; áp đặt nghĩa vụ chứng minh cho bên yêu cầu thi hành hoặc từ chối công nhận đơn yêu cầu trên các cơ sở pháp lý thiếu chứng cứ chứng minh, không phù hợp với Công ước New York…
Để bảo đảm hiệu lực phán quyết trọng tài, các chuyên gia đề xuất cần phát triển quy định về nguyên tắc cơ bản của luật Việt Nam và các nguyên tắc về tố tụng như thông báo, bình đẳng trong tố tụng... Luật sư Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký VIAC đề xuất: Tòa án Nhân dân Tối cao sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại; có bộ phận theo dõi việc hủy phán quyết trọng tài. Cùng với đó, các tòa án địa phương cần có thẩm phán chuyên sâu giải quyết các vấn đề liên quan đến trọng tài.
Trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, hoạt động phối hợp giữa VCCI, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, các tổ chức trong nước và quốc tế khác có liên quan nhằm kiến nghị các vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm sẽ góp phần củng cố niềm tin cho doanh nghiệp cũng như các tổ chức trọng tài trong nước và quốc tế, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành địa chỉ thân thiện của trọng tài thương mại, từ đó cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý