Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải “bài toán” không gian đô thị cho TP Hạ Long

Thứ sáu, 25/10/2019 - 06:31

(Thanh tra)- Chủ trương nhập địa giới hành chính huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long chính là lời giải tốt nhất cho bài toán phát triển không gian đô thị của một TP Hạ Long mới, đáp ứng được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và tạo nên điểm nhấn khác biệt trong quá trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

TP Hạ Long nhìn từ trên cao. Ảnh: Hùng Sơn

TP Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I từ năm 2013. Là 1 trong 4 thành phố và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long, được UNESCO nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.

Ngày 9/10/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định về việc  phê duyệt quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Sau gần 6 năm thực hiện, đến nay TP Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ đô thị hóa nhanh; bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại.

Trong khi đó, huyện Hoành Bồ nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên trên 850km2; có hệ thống giao thông kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước và tiếp giáp với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh. Theo định hướng quy hoạch vùng đã được UBND tỉnh phê duyệt, Hoành Bồ thuộc vùng đô thị trung tâm của Quảng Ninh kết nối với các địa phương miền Đông và miền Tây của tỉnh.

Nhìn lại quá trình phát triển, TP Hạ Long (trước đây là thị xã Hồng Gai) đã nhiều lần được điều chỉnh địa giới có liên quan đến huyện Hoành Bồ. Như năm 1958, đã sáp nhập xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ vào thị xã Hồng Gai; đến năm 1991, tiến hành sáp nhập xã Thành Công vào phường Hà Khẩu và năm 2001, tiếp tục sáp nhập xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long.

Thực tế phát triển cũng cho thấy, TP Hạ Long và huyện Hoành Bồ có mối liên hệ gắn bó đặc biệt trên hầu hết phương diện. Hai địa phương có nhiều điểm tương đồng, gắn kết khách quan với nhau từ lịch sử, văn hóa, địa giới đến kinh tế, xã hội. Cùng với đó, cũng có nhiều điểm khác biệt,  do đó có khả năng tương hỗ cho nhau để cùng phát triển, phát huy những lợi thế vốn dĩ chưa được khơi dậy.

Trong tương lai, việc sáp nhập sẽ tạo ra những lợi ích to lớn và thiết thực. Việc làm này không chỉ để bảo đảm tiêu chí về diện tích, dân số của đô thị, mà quan trọng hơn là tạo được không gian đủ lớn cho sự phát triển xứng tầm của một đô thị du lịch biển đầu tiên trong cả nước; thúc đẩy kinh tế, xã hội của các đơn vị phụ cận cùng phát triển. Đồng thời, đây cũng chính là hạt nhân thúc đẩy tỉnh Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước.

Từ yêu cầu thực tiễn của sự phát triển, việc sáp nhập địa giới hành chính huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long vào thời điểm này được cho là chín muồi và không thể chậm trễ. Định hướng này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Trung ương và định hướng phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.

98,55% cử tri đồng ý việc sáp nhập

UBND tỉnh vừa ban hành Báo cáo số 255/BC-UBND về việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2021.

Theo đó, có 98,55% số cử tri đồng ý việc nhập đơn vị hành chính huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long. Trong đó, có 96,31% cử tri đồng ý thành lập phường Hoành Bồ trên cơ sở nguyên trạng của thị trấn Trới.


Trọng Tài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm