Theo dõi Báo Thanh tra trên
Yên Hà
Thứ hai, 13/06/2022 - 16:46
(Thanh tra) - Từng được biết đến là địa phương thường xảy ra những sự việc mất trật tự an ninh do nhiều người dân bị lôi kéo tham gia tà đạo “Amí SaraEa”, xã Ea Kao thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sau gần thập kỷ đã “thay da đổi thịt”, trở thành xã nông thôn mới, phát triển khang trang.
Điểm Du lịch văn hóa Ea Kao. Ảnh: Yên Hà
Câu chuyện về tà đạo “Amí SaraEa” từng gây bức xúc trong nhân dân nay đã dần bị lãng quên, thay vào đó là người dân một lòng theo đạo Tin lành chính thống, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Mất tiền vì tà đạo
Xã Ea Kao thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 4.696 ha, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Người dân ở đây chủ yếu theo đạo Tin lành chính thống. Đạo Tin lành phần nào đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, góp phần xóa bỏ các hủ tục, đưa đến những tiến bộ về đạo đức, lối sống...
Tuy nhiên, do có nhiều tổ chức, hệ phái đạo Tin lành hoạt động rất khác nhau, nên tạo ra những phức tạp trong tình hình tôn giáo ở địa phương. Có những nhóm hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự lãnh đạo quản lý của Nhà nước, có đóng góp cho cộng đồng. Trong khi đó, một số nhóm hoạt động không ổn định, thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến những vi phạm. Một số tổ chức, hệ phái tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau để phát triển tín đồ, mở rộng địa bàn truyền giáo gây nên những bất ổn trong cộng đồng, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số.
Theo tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk, vào đầu năm 2001, một số người dân ở buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Kông Ana đã tiến hành tổ chức nhóm họp tại nhà của bà HĐin Niê (còn có tên gọi khác là Amí Sara) núp dưới danh nghĩa là sinh hoạt đạo. Sau một thời gian sinh hoạt, một hôm bà Amí Sara bỗng dưng phát bệnh và hay nói xàm.
Cũng từ đây, Amí Sara tự xưng cho mình thường xuyên liên hệ, “bắt tay” được với Đức Chúa trời và được Đức Chúa trời giao nhiệm vụ xuống hạ giới để cứu xét cho những con chiên sau khi chết được lên thiên đàng. Từ đó, Amí Sara bắt đầu tổ chức tụ tập, kêu gọi, lôi kéo một số người kém hiểu biết trong buôn và vùng lân cận đi theo mình và lấy tên là “Hệ Phục hưng” (có nghĩa là đánh thức mọi người ngủ dậy) để sinh hoạt.
Cụ thể, để được Amí Sara “xét cho đặc ân trên” thì mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền từ 3 triệu đồng trở lên để thị làm lễ cầu nguyện thỉnh cầu với Đức Chúa trời. Người nào đóng càng nhiều tiền thì càng được Chúa trời ban nhiều phước hơn. Với những đôi nam nữ yêu nhau, trước khi cưới phải nộp 3 triệu đồng nhờ Amí Sara cầu nguyện mới được Đức Chúa trời đồng ý ban phước lành để được hạnh phúc, khỏe mạnh và giàu có.
Ngoài ra, những thành viên trong nhóm Amí Sara không được tiếp xúc, nói chuyện thân mật với những người bên ngoài. Khi ra ngoài đường phải bịt mặt, cúi đầu không nhìn người khác, không tiết lộ hoạt động sinh hoạt của nhóm cho bất cứ ai…
Bằng những lời xuyên tạc, những thủ đoạn lôi kéo trên, chỉ trong một thời gian ngắn, Amí Sara đã lừa đảo chiếm đoạt tổng cộng hàng trăm triệu đồng của hàng chục hộ dân và 4 cặp nam nữ ở buôn Ea Kao, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, trong đó người bị lừa nhiều nhất số tiền lên đến 25 triệu đồng, người bị lừa ít nhất là 300.000 đồng.
Nhận định tính phức tạp của tình hình, chính quyền các cấp đã dùng các biện pháp tuyên truyền người dân về những hoạt động sai trái của nhóm Amí Sara và vận động người dân không nghe theo những lời xúi giục và tập trung sản xuất, chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống. Sau đó nhiều người đã nhận ra bản chất của sự việc là không có thật nên đã không theo nữa. Một số người dân cho biết, quá trình sinh hoạt ở nhóm này còn có biểu hiện tuyên truyền phản động, chống phá chính quyền… và trục lợi cá nhân.
Sau một thời gian tạm lắng, thì từ đầu năm 2013 đến nay, tại một số buôn như Ea Kao, Cư Mblim và HĐơk thuộc xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, một số kẻ mạo danh là đệ tử của Amí Sara đã tìm cách lôi kéo một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số kém hiểu biết từ bỏ đạo Tin lành chính thống để theo cái gọi là “Amí Sara” của chúng. Ngoài mục đích trục lợi cá nhân, việc tổ chức sinh hoạt đạo trái pháp luật này đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Trước tình hình hoạt động trái phép của tà đạo “Amí Sara”, Ban Thường vụ Thành ủy TP Buôn Ma Thuột đã thành lập Đoàn Công tác Phát động quần chúng số 441. Sau một thời gian hoạt động và tổ chức các buổi phát động quần chúng tại các buôn, đoàn công tác đã vạch trần âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nội bộ, tôn giáo và mê tín dị đoan của tà đạo “Amí Sara”.
Quyết định táo bạo của chính quyền
Chủ tịch xã EaKao lúc bấy giờ cho biết: Nhận rõ tính phức tạp của tà đạo “Amí Sara”, chính quyền các cấp đã tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích để một bộ phận người dân đã trót nhẹ dạ, cả tin thức tỉnh; tranh thủ sự ủng hộ của linh mục giáo xứ và các giáo phu kiên quyết xóa bỏ tà đạo này. Kiên trì công tác đấu tranh, vạch mặt âm mưu và thủ đoạn của những tên cầm đầu, bên cạnh đó vận động các gia đình có người theo tà đạo “Amí Sara” kêu gọi, thuyết phục họ từ bỏ về với cộng đồng, tạo điều kiện cho họ trở lại sinh hoạt bình thường, xây dựng kinh tế gia đình, tổ chức các đợt phát động quần chúng với đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia...
Trong bối cảnh đời sống người dân đa số gặp khó khăn, ruộng nương khô cằn, trẻ em không đến trường, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã có một quyết sách hết sức táo bạo nhưng đúng đắn.
Đó là ngày 20/2/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định lựa chọn xã EaKao là 1 trong 4 xã chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo tỉnh cho biết, xây dựng nông thôn mới là cách để vực dậy Ea Kao. Đời sống người dân được nâng lên, được giáo dục hiểu biết về pháp luật thì người dân mới có đủ hiểu biết, nhận thức cái nào tốt, cái nào xấu, làm gì là trái pháp luật, là đúng pháp luật.
Thế rồi, từ một xã nghèo, người dân gần như “hai bàn tay trắng”, chỉ sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ea Kao đã thay đổi toàn diện, đời sống của người dân được nâng lên về mọi mặt.
Tháng 5/2015, Ea Kao là xã đầu tiên được công nhận xã nông thôn mới của tỉnh Đắk Lắc. Để đạt được kết quả này, Đảng bộ, chính quyền xã Ea Kao đã đề ra các chủ trương sát với thực tế ở địa phương, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Điển hình, gia đình chị H’Gin ở buôn Tơng Jú là hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, con cái thường xuyên đau ốm. Năm 2012, được sự quan tâm của chi bộ, ban tự quản buôn, gia đình chị được hỗ trợ hai con bò sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay hai con bò này đã sinh sản được ba con bê, giúp gia đình chị thoát khỏi diện hộ nghèo.
Nhờ cách làm sáng tạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, thu nhập bình quân đầu người của xã Ea Kao năm 2015 tăng lên 25 triệu đồng/năm, gấp hai lần năm 2011 và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,38%. Giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế trên địa bàn xã tiếp tục tăng trưởng khá. Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu TP Buôn Ma Thuột giao.
Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, Đảng ủy, chính quyền xã Ea Kao còn tích cực tuyên truyền cho người dân những kiến thức về pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Giao thông…
Xác định nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
Qua 5 năm thực hiện, đề án đã kịp thời đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó đã giúp cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, yên tâm tập trung lao động sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế; tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị của địa phương…
Những sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời này đã góp phần, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trên địa bàn, xây dựng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền