Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/07/2017 - 11:37
(Thanh tra)- Sau nhiều năm thi công Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã để lại nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người dân. Sự xuống cấp của các con đường gây mất mỹ quan đô thị, biến Huế từ TP du lịch với những con đường thơ mộng, êm ả trở nên nham nhở, xấu xí vô cùng…
Trụ sở Công ty Môi trường đô thị Huế. Ảnh: Tuệ Nhiên
Ghi nhận của phóng viên trên các tuyến như Đặng Huy Trứ, Trần Quang Khải, mặt đường luôn trong tình trạng bị cày xới lồi lõm, nứt nẻ. Để "xoa dịu" sự phản đối của người dân tại đây, phía đơn vị thi công đã dùng đá dăm, đất và bìa gỗ, khắc phục một cách cục bộ chứ không thảm nhựa, trả lại mặt bằng như lúc đầu.
Những ổ gà nham nhở gây mất an toàn giao thông trên đường Trần Quang Khải do đơn vị thi công làm hỏng. Ảnh TN
Điều đáng nói là, mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền và các cơ quan liên quan nhưng tất cả các kiến nghị ấy đều bị chủ đầu tư và đơn vị thi công bỏ ngoài tai. “Họ chứng nào tật nấy, nói, phản ánh, kêu cứu cũng thế thôi”, nhiều hộ kinh doanh, sinh sống trên đường Đặng Huy Trứ cho biết.
Một kiểu vá đường khó hiểu của đơn vị thi công trước bức xúc của người dân tại đường Đặng Huy Trứ. Ảnh TN
Tương tự cảnh trên, tại một số tuyến đường khác, vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án ngang nhiên đổ tràn lan, lấn chiếm cả con đường, biển cảnh báo phục vụ công tác thi công thì sơ sài đối phó, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.
Vật liệu, rác xây dựng sau thi công vứt ngổn ngang giữa lòng đường. Ảnh TN
Ông Hoàng Thúc (47 tuổi, trú tại đường Trần Phú) cho biết: Đường vừa hẹp vừa xấu nên đi rất dễ xảy ra tai nạn. Đến giờ tan tầm, xe cộ đông đúc, việc va chạm, thúc đụng nhau như cơm bữa, nhẹ thì xây xước, nhiều trường hợp phải đưa đi cấp cứu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án trên do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư, nhằm cải tạo nguồn nước trên địa bàn TP, tránh nguy cơ ô nhiễm, ngập úng cục bộ, tăng chất lượng nước của sông Hương. Dự án do cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với kinh phí hơn 24 tỷ yên Nhật, tương đương gần 4.200 tỷ đồng Việt Nam.
Mặc dù đây là dự án trọng điểm được triển khai ngay trong TP của lễ hội tầm cỡ quốc tế, với tổng số vốn lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhưng không hiểu lý do gì lại được thi công một cách ì ạch, việc hoàn trả mặt bằng chậm trễ, hoặc hoàn trả theo kiểu đối phó không đảm bảo chất lượng cũng như mỹ quan đô thị, gây nhiều bức xúc cho người dân sinh sống trên toàn khu vực bờ Nam sông Hương.
Vỉa hè đi bộ của du khách tại đường Lê Lợi (đoạn trước trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng bị chắn ngang bằng vật liệu xây dựng. Ảnh TN
Sau 3 lần hẹn lãnh đạo Ban Quản lý dự án để tìm hiểu sự việc nhưng không được, chiều 3/7, chúng tôi được một nữ nhân viên làm việc tại bộ phận hành chính (không đeo bảng tên) trả lời thẳng thừng: Sếp không có thời gian tiếp phóng viên và cộng tác viên khi chưa có thẻ nhà báo?!
Trước cách hành xử lạ lùng của cô nhân viên cố tình dấu tên (chúng tôi đã 5 lần đề nghị cung cấp tên, chức vụ), chiều cùng ngày, chúng tôi tìm đến UBND TP Huế tìm hiểu về sự việc trên.
Làm việc với ông Nguyễn Viết Bằng – Trưởng phòng Quản lý Đô thị TP Huế, ông cho biết: Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước để đôn đốc các công tác về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, rào chắn… Đồng thời, yêu cầu dự án nhanh chóng thi công, hoàn trả mặt bằng của từng phân đoạn.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại không đúng như lời ông Bằng đã trình bày. Tại các đoạn đường mà đơn vị đã thi công, tình trạng mặt đường bị cày xới vẫn chưa được hoàn trả, đang là vấn đề hiện hữu và gây nhiều hệ lụy, bức xúc cho người dân.
Đề nghị các cơ quan liên quan nhanh chóng vào cuộc, tiếp thu ý kiến của nhân dân; đồng thời, có biện pháp khắc phục, xử lý, sớm trả lại sự thông thoáng, vẻ đẹp vốn có của một thành phố du lịch tầm cỡ quốc tế này.
Tuệ Nhiên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh