Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ năm, 05/06/2025 - 19:33
(Thanh tra) - Là chủ đề của cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm nay (5/6), với sự tham gia của đại diện cơ quan chức năng cùng các chuyên gia, doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong thời gian tới.
Tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội”. Ảnh: MH
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, phát triển nhà ở xã hội là một chính sách quan trọng, gắn liền với an sinh xã hội.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã tích cực triển khai. Theo đó, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737ha đất làm nhà ở xã hội.
Hiện cả nước có 686 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 627.867 căn, trong đó, 117 dự án hoàn thành và hoàn thành một phần, quy mô 80.811 căn; 159 dự án đã khởi công xây dựng, quy mô 135.563 căn; 416 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô 417.185 căn.
Như vậy, số lượng dự án đã hoàn thành, khởi công xây dựng đạt 51% so với chỉ tiêu đã đặt ra tại Đề án đến năm 2025 (là 428.000 căn).
Kết quả đầu tư xây dựng nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm 2025, trên cả nước đã khởi công, đang triển khai đầu tư xây dựng 159 dự án, với quy mô 135.563 căn; trong đó khởi công mới 21 dự án, với quy mô 20.428 căn. Trong 5 tháng đầu năm, có 22.649 căn hộ nhà ở xã hội đã hoàn thành.
Mặc dù đã đạt một số kết quả quan trọng như đã nêu, tuy nhiên việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội; chưa đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương; chưa thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội.
Số lượng dự án hoàn thành chưa đạt mục tiêu. Một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng chưa triển khai thi công hoặc triển khai thi công chậm tiến độ…
Các diễn giả tại buổi tọa đàm. Ảnh: XD
Để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo mục tiêu đầu tư ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 (riêng năm 2025 phải hoàn thành một lượng nhất định), Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu rà soát vướng mắc và đề xuất biện pháp tháo gỡ.
Trên tinh thần đó, Bộ Xây dựng đã chủ động tham mưu, trình Chính phủ và sau đó trình Quốc hội xem xét, rất đáng mừng là vào ngày 29/5/ 2025 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 201/2025/QH15 về thí điểm cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội. Đây có thể coi là một nghị quyết mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Từ bài học kinh nghiệm của tỉnh nhà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh cho biết, để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội quan trọng là phải xuất phát từ nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và bằng các biện pháp, kế hoạch cụ thể để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, gắn việc thực hiện kế hoạch đó vào trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong giải phóng mặt bằng, trong vấn đề xây dựng hạ tầng ở khu vực xung quanh để đảm bảo dự án nhà xã hội hoàn thành đồng bộ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, việc ra đời Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế đặc thù sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện được mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội chẳng những đến năm 2030 mà cả giai đoạn sau năm 2030.
“Chúng tôi kỳ vọng những cơ chế chính sách trong Nghị quyết 201/2025/QH15 này sau thời gian thực hiện thí điểm, sau khi sơ kết tổng kết, có thể sớm được luật hóa vào Luật Nhà ở và các luật liên quan để chúng ta chính thức thể chế hóa một cách đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Châu nói.
Vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: MH
Tại buổi tọa đàm các diễn giả đã tập trung bàn luận về chủ đề rất quan trọng, nhân văn và đúng hướng phát triển; vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa bảo đảm an sinh xã hội. Đó là chính sách về nhà ở xã hội và đặc biệt là mục tiêu phát triển, xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước, chúng ta hướng tới an sinh xã hội, hướng tới con người, hướng tới người dân nhưng đồng thời cũng tạo nền tảng cho kinh tế phát triển. Tất cả các diễn giả đã đánh giá rất cao Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội, một Nghị quyết đột phá mở ra thể chế, không gian, điều kiện cho nhà ở xã hội.
Các diễn giả trao đổi đã tháo gỡ hầu hết các vướng mắc, cắt giảm không chỉ 30% như chỉ tiêu mà còn cắt giảm rất lớn các chi phí thủ tục và chi phí thời gian… cơ chế đã được tháo gỡ và đưa ra những định hướng rất quan trọng trong thúc đẩy các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, tất cả đã sẵn sàng để thực hiệu mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và giúp cho người dân có chỗ ở, được an sinh.
Về định hướng phát triển, các diễn giả đã chỉ ra những điểm đột phá, định hướng phát triển rõ ràng, chú ý đến nhu cầu của người lao động để có định hướng cho việc xây dựng nhà ở xã hội, như hướng vào các khu công nghiệp để cho thuê, còn để người lao động có thể sở hữu được nhà thì ở các khu đô thị như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, định hướng theo nhu cầu rất quan trọng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mục tiêu thu ngân sách giai đoạn kỳ 2021-2025, Lâm Đồng thu hơn 63.000 tỷ đồng, Bình Thuận khoảng hơn 52.000 tỷ đồng và Đắk Nông là 18.400 tỷ đồng. Hiện các địa phương đã đưa ra các giải pháp để hoàn thành, vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Vũ Linh - Long Hồ
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2025/NĐ-CP quy định về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
T. Minh
Văn Thanh
Hoàng Long
Đình Thuyết
Bùi Bình
Thái Hải
Lâm Ánh
Lan Anh
Trần Kiên
Trần Kiên
Thu Huyền
Hải Hà
Trung Hà
Thái Hải
Phúc Anh