Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Chủ nhật, 23/04/2023 - 21:16
(Thanh tra)- Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ngành, địa phương mà đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, đồng bào Chăm nói riêng ở tỉnh Ninh Thuận có nhiều đổi thay. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo… được tạo điều kiện vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất… từ đó vươn lên làm giàu.
Anh Tài Đại Trung là hộ cận nghèo nhưng hiện đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Khoa Lê
Nhiều gia đình thoát nghèo, con cái học hành thành đạt
Theo thống kê, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 19.239 hộ/85.343 khẩu, đồng bào dân tộc Chăm chiếm 11% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố.
Trong tiết trời cuối tháng 4, Ninh Thuận nóng hầm hập, chúng tôi gặp anh Tài Đại Trung ở thôn An Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải đang tất bật cho đàn bò hơn 30 con uống nước sau nửa ngày đi ăn ngoài đồng trở về. Anh Trung nói:
“Lúc mới lấy vợ gia đình rất khó khăn, 2 vợ chồng đi làm thuê làm mướn quần quật cả ngày mà cũng không đủ ăn, đủ mặc. Nhà cửa chỉ tạm bợ”.
Nghỉ tay, uống xong tách trà anh Trung cười nói tiếp: “Từ mấy năm trở lại đây được xã Xuân Hải quan tâm, giúp đỡ mà gia đình tôi đã có kinh tế ổn định, nhà cửa cũng được xây dựng khang trang hơn. Gia đình đã phát triển đàn bò lên 30 con và đàn cừu lên 60 con. Nhờ có đàn gia súc mà con tôi được học hành tử tế. Hiện, tôi có 1 đứa đang học đại học ở TP HCM và 2 đứa sinh đôi đang học lớp 1”.
“Thời gian tới mong Đảng, Nhà nước và xã Xuân Hải quan tâm, tạo điều kiện cho tôi được vay vốn của ngân hàng chính sách để tiếp tục mở rộng trang trại chăn nuôi từ đó tạo công ăn, việc làm cho bà con khó khăn xung quanh và để phát triển kinh tế gia đình”, anh Trung nói.
Bà Nguyễn Thị Thanh Dịp, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hải cho biết, xã Xuân Hải có khoảng 19.000 dân, trong đó đồng bào dân tộc Chăm chiếm 50%. Ngày trước đồng bào Chăm ở đây chủ yếu là sản xuất lúa nước, làm thuê, làm mướn, bán thuốc Nam… nên kinh tế còn nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, UBND huyện; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình dự án, chương trình mục tiêu quốc gia nên các mô hình như nuôi cừu, bò, bò sinh sản, dê sinh sản, chuyển đổi cây trồng… đã giúp đời sống, kinh tế của đồng bào dân tộc Chăm thay đổi rất nhiều và có thu nhập cao.
“Đáng mừng trong 4 thôn đồng bào dân tộc thì thôn An Nhơn vừa được công nhận nông thôn mới năm 2022. Bà con đồng bào dân tộc Chăm ở các thôn, khu phố thuộc huyện Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây măng Tây xanh, áp dụng mô hình canh tác VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao", bà Dịp nói.
Nổi bật tại làng Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) và Thành Tín (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước) hiện có trên 120ha diện tích trồng măng tây xanh. Đây là loài cây được mệnh danh "rau vua” cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Ông Đàng Chí Quyết, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Quản lý khu phố Bàu Trúc cho biết, nhờ có kinh tế ổn định nhiều gia đình đã đầu tư nuôi dạy con cái học hành thành đạt, nhiều người đỗ đạt, có học hàm, học vị cao, tích cực góp phần xây dựng thôn xóm vùng đồng bào Chăm ngày càng phát triển.
Diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển
Trao đổi với chúng tôi, ông Bá Bình Yên, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận cho biết, kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc Chăm chủ yếu là sản xuất lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; một bộ phận có nghề dệt, nghề làm gốm và buôn bán thuốc nam.
Gần đây đồng bào Chăm đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhiều loài cây kinh tế chủ lực như: Nho, táo, măng tây xanh đem lại nguồn thu đáng kể, nâng cao đời sống. Các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh, diện mạo nông thôn mới ngày càng phát triển bền vững.
Ông Yên cho biết thêm, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước đến nay kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng hoàn chỉnh; giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến nhiều tiến bộ. Đồng bào dân tộc Chăm cũng từng bước được nâng lên, bà con tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước.
Ông Bá Bình Yên nói: “Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030.
Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, tạo động lực phát triển nâng cao đời sống vùng đồng bào Chăm ngày càng phát triển nhanh, bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo… Thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất cánh đồng lớn, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư bê tông hóa đường nội thôn, nội đồng, nhà văn hoá thôn, khu vui chơi, giải trí cho đồng bào dân tộc”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh