Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 27/06/2018 - 07:00
(Thanh tra) - Thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị đuối nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt, trong thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài, các em thường rủ nhau đi tắm ở những khu vực dễ xảy ra đuối nước nên đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Những mô hình dạy bơi tự phát miễn phí của anh Lê Quốc Châu (thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ảnh: CN
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước. Đây là con số thương tâm và đáng báo động về tình trạng đuối nước trong kỳ nghỉ hè. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh, trẻ em và rất cần thiết.
Cách đây không lâu, ngày 4/6, hai chị em ruột là T.T.T.L (SN 2004) và T.V.K (SN 2012) trú tại thôn Long Sơn, xã Đức Long, huyện Đức Thọ trong lúc chăn bò đã bất cẩn ngã xuống kênh mương thuỷ điện Ngàn Trươi tử vong. Đây là một công trình đang trong quá trình thi công nhưng lại thiếu người quản lý trông coi, không có rào chắn, biển báo nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những kênh mương, sông, suối chảy qua địa bàn cũng là mối nguy hiểm thường trực đối với trẻ nhỏ phần lớn đều chưa biết bơi, chưa có sự nhận thức rõ ràng về mối nguy hiểm tai nạn đuối nước.
Vào ngày 19/6, tại đập Khe Út, xóm Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc cũng đã xảy ra một vụ đuối nước khiến một học sinh Trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Can Lộc tử vong.
Cần sự quan tâm của xã hội
Nhằm phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, cần có sự phối hợp tuyên truyền giữa các cấp, ban, ngành, địa phương, gia đình và nhà trường. Tại địa bàn các xã, huyện, thị trấn cần kiểm tra, bổ sung các chỉ dẫn, biển báo cảnh báo nguy hiểm, xây rào bao quanh các kênh mương thuỷ lợi, sông, suối, các nơi dễ xảy ra nguy cơ đuối nước.
Việc phòng chống tai nạn đuối nước và chương trình dạy bơi cho trẻ đang là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Nhưng, dường như chúng ta vẫn chỉ đang hô hào học bơi, dạy bơi cho trẻ chứ chưa thực sự hành động. Chính quyền thiếu chi phí, trường học thiếu giáo viên, khuôn viên nhà trường còn chật hẹp chưa có không gian xây hồ bơi...
Việc đưa môn bơi lội như là một hoạt động rèn luyện thể chất bắt buộc ở trường học là hết sức cần thiết nhưng rất ít trường có thể thực hiện được (hầu hết là các trường tại các thành phố lớn) nên chưa thể phổ cập rộng rãi trên khắp địa bàn các tỉnh, thành phố.
Các em học sinh khi học bơi được trang bị áo phao và được phụ huynh kèm cặp tại địa điểm dạy bơi miễn phí. Ảnh: CN
Đề phòng chống tai nạn đuối nước, vào dịp nghỉ hè, phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ đến các trung tâm khoá học dạy bơi tại địa bàn, giúp các em trang bị thêm kỹ năng bơi lội, các kỹ năng xử lý cẩn thiết khi gặp đuối nước, cách cấp cứu những người bị đuối nước. Cần tuyền truyền cho trẻ em tắm sông, tắm biển nên mặc áo phao cứu sinh cho dù đã biết bơi và phải được cha mẹ, người lớn trông coi.
Xuất hiện nhiều mô hình tự phát dạy bơi miễn phí
Sau một lần suýt chết đuối, thầy Lê Văn Tùng (37 tuổi, trú tại xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã quyết định thành lập Câu lạc bộ Bơi lặn trẻ Trung - Lĩnh, nhận dạy bơi miễn phí cho các em lớp 3 trở lên trên địa bàn. Ngoài dạy bơi, thầy Tùng còn dạy các em kỹ năng cứu đuối và cấp cứu người bị đuối nước để các em có thể bảo vệ bản thân cũng như giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn đuối nước.
Từ khi thành lập câu lạc bộ, hàng ngàn em đã có thể bơi lội thành thạo, được trang bị thêm nhiều kỹ năng đuối nước, lánh nạn để bảo vệ bản thân. Với những nỗ lực về dạy trẻ học bơi tại mô hình dạy bơi miễn phí, thầy Tùng đã nhận được nhiều bằng khen từ Trung ương Đoàn, Thủ tướng Chính phủ, kỷ niệm chương của Bộ Giao thông Vận tải.
Hay mô hình dạy bơi miễn phí của thầy Lê Quốc Châu (trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cũng được đông đảo phụ huynh và học sinh tham gia.
Trong những năm qua, thầy Châu đã mở những lớp dạy bơi miễn phí tại nhiều nơi như huyện Hương Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Hương Khê. Đây đều là những vùng “rốn lũ”, các vụ lũ lụt thường xuyên xảy ra gây ra nhiều thiệt hại về người lẫn của, điều này khiến thầy quyết định mở các lớp dạy bơi để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt mang lại.
Ban đầu, do không đủ chi phí để xây dựng bể bơi nhân tạo nên thầy thường dạy bơi tại ven các con sông, suối, hồ đập - nơi rất dễ xảy ra những mối nguy hiểm thường trực, việc trang bị áo phao bảo hộ, tài liệu dạy bơi còn rất hạn chế.
Thầy Châu chia sẻ: “Các bậc phụ huynh nên cho con học bơi và các kỹ năng sống vì một đứa trẻ dù có giỏi Toán, giỏi Văn, giỏi tiếng Anh mà không biết bơi, chẳng may đuối nước thì giỏi mấy cũng vô dụng”.
Đây là những hành động thiết thực, bổ ích cần được động viên, khuyến khích, bởi nguyên nhân chủ yếu khiến các vụ trẻ em bị đuối nước là do các em chưa biết bơi. Song quy mô của mô hình này chưa lớn, là mô hình tự phát của cá nhân, chưa có đủ kinh phí để duy trì và mở rộng. Mô hình này vẫn cần thêm sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân để có thể ngày càng mở rộng và phát triển hơn.
Công Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn