Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/12/2013 - 13:40
(Thanh tra)- Các hộ gia đình, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại quy mô từ 50 - 100 con được ngân sách hỗ trợ lãi suất trong vòng 36 tháng với mức vay tối đa 500 triệu đồng. Số vốn vay được hỗ trợ lãi suất tăng lên 1 tỷ đồng nếu quy mô trang trại đạt 100 con trâu, bò trở lên... Chính sách này sẽ là động lực quan trọng để người dân, các HTX, doanh nghiệp thực hiện ước mơ làm giàu từ chăn nuôi theo mô hình tập trung, phát triển theo hướng hàng hóa.
Năm vừa qua, việc phát triển tổng đàn đại gia súc đạt kế hoạch, đàn trâu tăng trên 5% so với năm 2012, đàn bò tăng trên 9%. Ảnh minh họa: http://www.adwin.com.vn
Tăng mức hỗ trợ
Với điều kiện đặc thù của địa phương miền núi, ngân sách eo hẹp, nhưng hàng năm tỉnh Hà Giang vẫn dành nguồn vốn thoả đáng để phát triển đàn đại gia súc thông qua các chương trình phát triển đàn trâu, bò hàng hoá với mức hỗ trợ 50% lãi suất trong vòng 3 năm; cải tạo đàn trâu, bò với mục tiêu bình tuyển đàn trâu, bò đực giống có chất lượng đã mang lại hiệu quả rõ rệt, hạn chế được việc giao phối tự do, nâng cao ý thức người chăn nuôi về công tác giống nên trọng lượng trung bình của đàn trâu, bò có chiều hướng tăng. Tính đến nay, đã có hàng nghìn con trâu, bò đực giống được bình tuyển, số kinh phí hỗ trợ lên đến hàng tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ phát triển đàn đại gia súc được thực hiện thời gian qua đã góp phần quan trọng, đưa chăn nuôi từng bước chiếm ưu thế trong cơ cấu ngành Nông nghiệp. Năm vừa qua, việc phát triển tổng đàn đại gia súc đạt kế hoạch, đàn trâu tăng trên 5% so với năm 2012, đàn bò tăng trên 9%.
Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tốc độ tăng trưởng đàn đại gia súc chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Giải quyết vấn đề này, rất cần một “cú hích” lớn nhằm đưa chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh cả về lượng và chất. Trước đòi hỏi của thực tiễn, với sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh giai đoạn 2011 - 2015.
Mục tiêu của đề án là phát triển chăn nuôi đại gia súc phù hợp với các vùng sinh thái; thay đổi tập quán chăn nuôi từ nhỏ lẻ, cá thể sang đầu tư phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, tập trung. Từ đó, nâng cao chất lượng, tốc độ tăng trưởng đàn đại gia súc, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Thực hiện chiến lược phát triển đàn đại gia súc, trong vòng 5 năm 2011 - 2015, tỉnh Hà Giang đã huy động nguồn lực trên 150 tỷ đồng để hỗ trợ: 7 triệu đồng/hộ nghèo thuộc các huyện 30a mua giống trâu, bò; hỗ trợ 100% lãi suất trong vòng 36 tháng với định mức 15 triệu đồng/hộ cho các hộ nghèo chưa có trâu, bò, hoặc đã có nhưng vẫn có nhu cầu vay vốn; việc cải tạo đàn trâu, bò thông qua biện pháp giao phối trực tiếp được hỗ trợ 80.000 đồng/con cho công tác bình tuyển trâu, bò đực giống; hỗ trợ cải tạo đàn bò thông qua biện pháp thụ tinh nhân tạo với mức 215.000 đồng/con bê ra đời.
Đặc biệt, mức hỗ trợ lớn được áp dụng cho hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp chăn nuôi đại gia súc theo hướng trang trại quy mô từ 50 - 100 con được ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất trong vòng 36 tháng với món vay tối đa 500 triệu đồng. Số vốn vay được hỗ trợ lãi suất tăng lên 1 tỷ đồng, khi quy mô trang trại đạt 100 con trâu, bò trở lên.
Đưa chăn nuôi gia súc thành ngành kinh tế mũi nhọn
Nhận thức rõ chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh trong phát triển kinh tế địa phương, tỉnh Hà Giang không chỉ hỗ trợ về vốn, cơ chế chính sách mà nhiều giải pháp về công tác giống, thức ăn, công tác thú y, khuyến nông đến chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuồng trại… được Ban Chỉ đạo Đề án hết sức quan tâm.
Theo đó, đến cuối năm 2013, tỉnh Hà Giang có diện tích trồng cỏ lũy kế là 15.910 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, như: Đồng Văn: 3.947 ha, Mèo Vạc: 3.775,6 ha, Quản Bạ: 2.947 ha, Yên Minh: 392 ha và Hoàng Su Phì: 1.936 ha. Đàn trâu của tỉnh đạt gần 164.000 con, tăng 3,6% so với năm 2010 và chiếm khoảng 12% toàn vùng, đàn bò xấp xỉ 111 nghìn con, tăng 9% so với năm 2010 và chiếm khoảng 10% tổng đàn của toàn vùng, trong đó, MèoVạc là huyện điển hình của tỉnh Hà Giang về công tác xóa đói giảm nghèo nhờ phát triển chăn nuôi đại gia súc. Giá trị thu được 710.541 triệu đồng từ nuôi trâu và 59.372 triệu đồng từ nuôi bò. Hằng năm xuất chuồng 4.160 tấn trâu, bò. Cũng nhờ có chăn nuôi trâu bò hàng hoá mà số hộ nghèo của huyện được giảm nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh