Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đào tạo nghề phải gắn với sản xuất và yêu cầu xã hội

Thứ năm, 18/07/2013 - 10:00

(Thanh tra) - Tại hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2010 - 2012), ngày 17/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải triển khai thực hiện quyết liệt, gắn đào tạo với sản xuất, đào tạo với việc làm, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu chỉ đạo kết luận hội nghị. Ảnh: Thảo Nguyên

Hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, 100% các địa phương đã thành lập ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh, triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình dạy nghề hiệu quả. 

Kết quả sau 3 năm thực hiện, đề án đã hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, đạt trên 77% kế hoạch đề ra. Đáng chú ý trong đó có hơn 23% người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. 

Qua đào tạo nghề, đã có hơn 820 nghìn người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập cao hơn. Số người thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăng, có nhiều hộ làm giàu, bước đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Một số địa phương, dạy nghề còn chạy theo số lượng nên chất lương thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội.  

Mạng lưới cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ.

Một số địa phương thực hiện chưa đúng quy định, đầu tư sai đối tượng, không thực hiện theo quy trình xác định nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của người dân, chưa giới thiệu được nghề học phù hợp, xây dựng và phê duyệt định mức chi phí đào tạo chưa đúng hướng dẫn… gây lãng phí hơn 1,6 tỷ đồng.

Không để “điểm trống” khâu đầu vào

Tại hội nghị, các địa phương tập trung thảo luận làm rõ những nguyên nhân tồn tại, yếu kém; đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục thành lập các trung tâm đào tạo nghề công, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nông sản gắn với đào tạo nghề tại địa phương, để người dân được định hướng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, cũng như có hướng dự báo phát triển nghề cho tương lai.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của các bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua. “Với 78% lao động có việc làm, 44% thoát nghèo từ việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là con số chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay”. 

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, đến nay còn 687 xã trên cả nước chưa có ban chỉ đạo thực hiện đề án, 281 huyện chưa có cán bộ làm công tác này, cơ sở đào tạo còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương khi triển khai cần khắc phục những khó khăn hiện nay trong đào tạo nghề, tập trung bám sát mục tiêu đào tạo nghề theo yêu cầu xã hội, không để xảy ra “điểm trống” ở 6 khâu đầu vào. “Các bộ, ngành, địa phương phải triển khai quyết liệt, gắn đào tạo với sản xuất, đào tạo với việc làm, luôn luôn nhấn mạnh yếu tố thực hành”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần huy động, lồng ghép các nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa trong thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn, sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư.


Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, với mục tiêu dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã. 


Sau 3 năm thực hiện, đề án đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.088.393 lao động nông thôn (trong đó, có 480.897 người được học nghề nông thôn; 607.496 người được học nghề phi nông nghiệp); đào tạo bồi dưỡng 203.593 lượt cán bộ. Tổng kinh phí đã sử dụng hơn 4.778 tỷ đồng.   


Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm