Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại lễ Vesak: Phật giáo Việt Nam hướng tới lợi ích mang tính toàn cầu

Thứ năm, 09/05/2019 - 10:06

Trải qua hai nghìn năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo - với tinh thần "hộ quốc an dân" - đã sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước, luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình phát triển.

Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2019 lần thứ 16 diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) từ ngày 12 đến 14/5/2019. (Nguồn: TTXVN)

Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, Phật giáo đã thích ứng khá nhuần nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán bản địa và nhờ đó, những tinh hoa của giáo lý Phật giáo đã tìm được môi trường thích hợp để nở hoa, kết trái.

Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Trải qua hai nghìn năm du nhập vào Việt Nam, Phật giáo - với tinh thần "hộ quốc an dân" - đã sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước, luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình phát triển.

Điểm lại lịch sử Việt Nam, từ các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đã thể hiện tinh thần tự chủ, độc lập, anh dũng của dân tộc; đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền đạo pháp với dân tộc của Phật giáo Việt Nam.

Có thể kể đến các Thiền sư Không Lộ, Vạn Hạnh… đã hết lòng phò Vua giúp nước, xây dựng xã tắc vững bền. Hay như Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người từng hai lần khoác chiến bào cùng toàn dân kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Khi đất nước lâm nguy, không ít tu sỹ Phật giáo đã trở thành những chiến sỹ cách mạng, lên đường đánh giặc cứu nước, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.

Khi đất nước hòa bình, kế thừa truyền thống vẻ vang, Phật giáo Việt Nam tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong thời đại mới với phương châm "Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội,"đồng hành cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết.

Hoạt động của Giáo hội có nhiều điểm sáng với vai trò đặc biệt của sư sãi trong việc vận động quần chúng xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế xã hội ở các địa bàn dân cư.

Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội tiếp tục được phát triển và mở rộng, góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chăm lo cho người nghèo, người có công với nước, trẻ mồ côi...

Giáo hội quan tâm triển khai nhiều hoạt động ích nước, lợi dân nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Cùng với đó, các vị tăng ni đã hướng dẫn phương pháp tu luyện, phổ biến, giảng dạy giáo lý nhà Phật, giúp cho Phật tử tạo lập được nếp sống, lối sống chân, thiện, mỹ, đặc biệt là giúp cho Phật tử biết cách nhìn nhận và giải quyết đúng đắn những vấn đề cốt lõi trong đời sống của con người về “sinh, lão, bệnh, tử."

Nhờ thế, Phật giáo Việt Nam luôn có chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

Phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam, hội nhập quốc tế và hoạt động đối ngoại là một lĩnh vực mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc biệt chú trọng ngay từ khi thành lập.

Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ khẳng định là chỗ dựa niềm tin vững chắc cho xã hội, đại diện cho tăng, ni và tín đồ phật tử trong nước và ở nước ngoài mà còn khẳng định được vị thế trong cộng đồng phật giáo thế giới thông qua việc tích cực và chủ động trong các hoạt động đối ngoại quốc tế hướng tới lợi ích mang tính toàn cầu.

Là thành viên sáng lập Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ động tăng cường mở rộng mối quan hệ, liên kết, hợp tác trao đổi kinh nghiệm tu tập giữa Giáo hội, tăng, ni, phật tử Việt Nam với Giáo hội, hệ phái Phật giáo và tăng, ni, phật tử các nước như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Triều Tiên, Mông Cổ, Sri Lanka, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đón tiếp và làm việc với hàng trăm phái đoàn Phật giáo đến thăm hữu nghị Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia và chủ trì nhiều hội nghị thế giới và khu vực, trong đó có nhiều hội nghị, hội thảo về tôn giáo quốc tế lớn để lại dấu ân đậm nét trong lòng bạn bè thế giới.

Cụ thể, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham dự trên 60 hội nghị quốc tế tại Mông Cổ, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Italy, Canada, Sri Lanka, Hà Lan, Hàn Quốc… với các chủ đề về văn hóa, đạo đức, giáo dục, môi trường, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân…; tham dự các Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc tại các nước…; tổ chức nhiều đoàn Hoằng pháp thăm viếng, thuyết giảng Phật pháp và tổ chức Lễ Cầu an đầu năm, Lễ Phật đản, Vu Lan tại các trung tâm Văn hóa Phật giáo ở một số nước châu Âu (Séc, Ukraine, Liên bang Nga, Hungary, Ba Lan, Đức).

Nghi thức thả chim bồ câu cầu thế giới hòa bình, quốc thái dân an và kính mừng Đức Phật đản sanh tại Đại lễ Phật đản. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh (cuối năm 2009, đầu năm 2010).

Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hai lần tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2008 và 2014 với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu quốc tế và trong nước.

Năm 2019, lần thứ 3 Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này. Hiện mọi công tác công tác chuẩn bị cho Vesak 2019 đã được hoàn tất.

Những thành tựu hội nhập quốc tế và hoạt động đối ngoại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện sự trưởng thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam; qua đó khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đó cũng là cụ thể hóa đường lối đối ngoại nhân dân ở Việt Nam theo phương châm chủ động, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả.

Đại lễ Vesak 2019 diễn ta từ ngày 12 đến 14/5/2019 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) tới đây sẽ thêm một lần nữa khẳng định sự đồng hành của Phật giáo với dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập. Đây cũng là sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Đồng thời, Đại lễ cũng là dịp giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, văn hoá truyền thống lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam với các đại biểu quốc tế tham dự; phát triển tiềm năng du lịch tâm linh góp phần vào sự phát triển hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới./.

Theo Minh Duyên/TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm