Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/04/2016 - 21:10
(Thanh tra)- Ngày 22/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình đối thoại “Cử tri lần đầu đi bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp” với sự tham gia của hơn 400 cử tri trẻ lần đầu tiên đi bầu cử đang học tập, sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội.
Chương trình có sự tham gia của hơn 400 cử tri trẻ lần đầu tiên đi bầu cử đang học tập, sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội. Ảnh: TN
Tại cuộc đối thoại, các cử tri trẻ tập trung “chất vấn” thế nào là vận động bầu cử, có hạn chế được tình trạng bầu hộ, bầu thay, trách nhiệm của thanh niên…
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, sau khi có danh sách ứng cử chính thức, các ứng cử viên sẽ tiến hành vận động bầu cử.
Vận động bầu cử có thể thông qua tiếp xúc cử tri, các ứng cử viên đưa ra chương trình hành động của mình. Ngoài ra, vận động bầu cử cũng có thể thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
“Thông qua các hình thức này, cử tri có cơ sở để lựa chọn những người xứng đáng để bầu vào Quốc hội và HĐND để đại diện cho mình”, ông Dũng nói.
Để hạn chế tình trạng bầu hộ, bầu thay, ông Dũng cho rằng, kỷ luật bầu cử phải nghiêm. Đồng thời nhấn mạnh, cử tri phải thực hiện quyền bầu cử của mình, có như vậy, mới lựa chọn người xứng đáng làm đại diện cho mình.
Thời gian bầu cử kéo dài từ 7h sáng đến 7h tối. Luật quy định không quá 10h tối. Ông Phùng Văn Thiệp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội đặc biệt lưu ý, đối với các cử tri đăng kí thường trú như sinh viên, công nhân… được quyền bầu cử ở nơi thường trú hay tạm trú.
Thời gian tạm trú đủ 12 tháng trở lên cũng được bầu cử. Các cử tri thực hiện nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín, tự mình đi bỏ phiếu, và phải thực hiện nghiêm túc.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh, cử tri phải thực hiện quyền bầu cử của mình, có như vậy, mới lựa chọn người xứng đáng làm đại diện cho mình. Ảnh: TN
Ông Thiệp cũng giới thiệu những nội dung chủ yếu của Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp, nhất là các quy định về tiêu chuẩn đại biểu để các bạn trẻ lựa chọn và bầu được những người có đủ tiêu chuẩn tham gia vào Quốc hội Khóa XIV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Dưới góc độ là “thủ lĩnh của thanh niên Thủ đô”, TS. Trần Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn cho biết, Đoàn Thanh niên TP đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bầu cử Quốc hội thông qua băng rôn, khẩu hiệu…
“Tôi hi vọng, mỗi bạn trẻ hôm nay sẽ là một tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền đến bạn bè, người thân của mình về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng bày tỏ niềm hân hoan khi thấy những cử tri trẻ lần đầu tiên đi bầu cử không thờ ơ, quay lưng với những vấn đề thời sự, chính trị của đất nước.
“Khi cầm lá phiếu chứng tỏ các bạn đã trưởng thành, thực hiện các quyền công dân… Và tôi khẳng định các bạn trẻ rất quan tâm đến Quốc hội. Nếu không quan tâm đến Quốc hội thì các bạn chẳng bao giờ đến buổi đối thoại này”, ông Khoa nói.
Tại chương trình đối thoại, các tâm tư, nguyện vọng của công dân - cử tri lần đầu đi bầu cử; những mong muốn và kỳ vọng của cử tri trẻ với Quốc hội và ĐBQH Khóa XIV cũng được quan tâm.
Vậy “là cử tri trẻ, bạn mong muốn Quốc hội quan tâm giải quyết vấn đề gì của thanh niên hiện nay”, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng hỏi.
Chia sẻ điều này, bạn Vi Thị Hoa (Học viện Hành chính Quốc gia) nói đặc biệt quan tâm vấn đề việc làm.
“Cháu rất mong muốn Quốc hội quan tâm nhiều hơn tới việc dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên, sinh viên. Bên cạnh đó, có nhiều quyết sách trong việc tạo nguồn vốn và giúp người trẻ tiếp cận nguồn vốn để lập nghiệp”, bạn Hoa bày tỏ.
Nhiều bạn trẻ Thủ đô cũng cho rằng, sân chơi lành mạnh cho giới trẻ hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, dẫn tới nhiều hệ lụy cho xã hội nên mong muốn Quốc hội đặc biệt quan tâm lĩnh vực này để thế hệ trẻ Việt Nam có tri thức, khỏe về thể chất, đẹp về tâm hồn…
Chương trình đối thoại nhằm tuyên truyền sâu rộng để thanh niên - cử tri lần đầu đi bầu cử thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; ủng hộ nhiệt tình và tích cực tham gia cuộc bầu cử để ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý