Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/08/2014 - 06:15
(Thanh tra) - “Có lợi ích nhóm tốt, có lợi ích nhóm xấu cho cộng đồng và xã hội. Vấn đề quan trọng, quy trình văn bản luật phải bảo đảm làm sao để tất cả các lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của mình. Cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, Chính phủ đến Quốc hội đều có thể biết, có thể nghe tiếng nói của các nhóm lợi ích”.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI. Ảnh: Thảo Nguyên
Đó là khẳng định của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bên lề Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới” do Bộ Tư pháp phối hợp với VCCI và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tổ chức hôm qua (13/8).
+ Doanh nghiệp được nhìn nhận, đánh giá là chủ thể có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách và là đối tượng được lấy ý kiến rộng rãi, bắt buộc khi có quy định liên quan. Xin ông cho biết, để huy động được các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật phải như thế nào?
Ông Đậu Anh Tuấn: Thực tế, cơ quan Nhà nước chỉ tập trung lấy ý kiến của doanh nghiệp thân quen, doanh nghiệp thụ hưởng từ những chính sách đó. Còn những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn thì hoàn toàn không biết hoặc không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình. Điều đó tôi cho rằng chưa phù hợp.
Theo tôi, cơ quan Nhà nước cần đối xử công bằng hơn với các doanh nghiệp. Việc tham vấn, lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp cũng phải có quy trình, phải đáp ứng đủ thông tin chứ dự thảo luật có hàng trăm điều như vậy rất khó, rất mất thời gian cho doanh nghiệp vốn không hiểu lắm văn bản luật, cho nên cần phải có những tóm tắt như dự thảo này dự kiến có những thay đổi gì, như thế nào. Cùng với đó, phải tăng cường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia ở mọi quy trình từ khi soạn thảo, thậm chí cho đến khi trình ra Quốc hội.
Minh bạch hóa quy trình là cách thức bảo đảm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi tin rằng như vậy thì tham vấn, lấy ý kiến đóng góp mới có ý nghĩa.
+ Có ý kiến cho rằng, thời gian qua, đang diễn ra tình trạng làm dụng Thông tư, gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ kiểm soát vấn đề này như thế nào?
Ông Đậu Anh Tuấn: Tình trạng lạm dụng Thông tư nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã cảnh báo rồi. Doanh nghiệp cho rằng, tình trạng quá lạm dụng Thông tư có khi triệt tiêu những tác động tích cực của các đạo luật hiện có. Hơn nữa, đó còn là cách thức để các bộ, ngành thường lạm dụng đưa những ý tưởng, lợi ích của ngành mình vào. Bởi vì quy trình ban hành thông tư hiện hành không được lấy ý kiến rộng rãi như ban hành, thẩm định chặt chẽ như luật, nghị định. Chất lượng nhiều Thông tư thời gian qua cũng đã cho thấy chưa tốt.
Chính vì vậy, tại nhiều diễn đàn khác nhau, các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, có lẽ hạn chế hoặc thậm chí không ban hành thông tư. Còn nếu ban hành thông tư thì chỉ hướng dẫn kỹ thuật, hồ sơ chứ không ban hành nội dung quy phạm pháp luật.
Tại cuộc họp Ban Soạn thảo Dự thảo Luật này, chúng tôi đã nêu vấn đề này. Và lần này, dự thảo đã quy định, quy trình ban hành Thông tư đã được công khai hơn như bắt buộc phải tham vấn chuyên gia, lấy ý kiến doanh nghiệp.
+ Ngay tại phiên họp thứ 30 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành có liên quan tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh và đầu tư, kinh doanh có điều kiện để xem xét loại bỏ các quy định bất hợp lý, gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Thế nhưng, mới chỉ có 3 bộ, ngành có ý kiến. Phải chăng do các bộ có “cài cắm” lợi ích nên thực hiện chậm?
Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi dự đoán được vấn đề này vì cá nhân tôi đã tham gia quá trình soạn thảo Luật doanh nghiệp 2000 và thực hiện rà soát cắt bỏ các giấy phép.
Có nhiều lý do. Thứ nhất, ngay cả trong bộ, lãnh đạo bộ cũng không biết hết lĩnh vực nào mình có những giấy phép gì, điều kiện gì, nên cần phải có thời gian để rà soát, thu thập thông tin, vì vậy yêu cầu gửi ngay chắc khó. Thứ hai, như tại diễn đàn Quốc hội cũng đã nói, lợi ích ngành chi phối rất nặng nề nên việc hợp tác rất khó. Trước đây, khi xây dựng nghị định về giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh do Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì soạn thảo cũng chết yểu vì thiếu sự hợp tác.
Phải nói rằng, đây là thách thức rất khó. Tất hợp đủ đã khó rồi, rà soát để xem xét loại bỏ các quy định bất hợp lý, gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân thì càng khó hơn. Nhưng tôi nghĩ, hiện đã có những dấu hiệu rất tích cực, những người đứng đầu các bộ, ngành đã ủng hộ, cam kết thực hiện.
+ Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng đưa lợi ích nhóm vào chính sách, văn bản quy phạm pháp luật?
Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi hiểu lợi ích nhóm rộng hơn. Có lợi ích nhóm tốt, có lợi ích nhóm xấu cho cộng đồng và xã hội. Vấn đề quan trọng, quy trình văn bản luật phải bảo đảm làm sao để tất cả các lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của mình. Cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, Chính phủ đến Quốc hội đều có thể biết, có thể nghe tiếng nói của các nhóm lợi ích.
Việc ban hành văn bản pháp luật phải dựa trên lợi ích nhóm số đống, lợi ích quốc gia. Như vậy, phải minh bạch hóa để việc chính sách, văn bản luật được ban hành không vì lợi ích của một nhóm mạnh, nhóm lớn tiếng, còn những nhóm doanh nghiệp nhỏ, nhóm yếu thế, đặc biêt là nhóm của người tiêu dùng thì ít được nghe, được lên tiếng.
+ Điều nay đòi hỏi phải quy định bắt buộc phải lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, người dân và cơ quan nhà nước phải phúc đáp, giải trình ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thưa ông?
Ông Đậu Anh Tuấn: Đúng vậy, đây cũng là kiến nghị của VCCI. Muốn khuyến khích doanh nghiệp, người dân góp ý kiến thì phải cho doanh nghiệp, người dân biết ý kiến của họ có được tiếp thu, tiếp thu đến đâu, có ai nghe và nếu không tiếp thu thì tại sao.
Tôi nghĩ rằng, phải lập ra một quy trình công khai trên web. Đối với đạo luật quan trọng, văn bản quan trọng thì phải chia ra theo nhóm và giải trình thì không phải là vấn đề quá phức tạp mà không thể không làm được.
+Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền