Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 21/04/2018 - 17:23
(Thanh tra) - Ngày 21/4, UBND huyện Can Lộc phối hợp với thị trấn Nghèn tổ chức đối thoại với các tiểu thương kinh doanh tại chợ Nghèn để tìm phương án thống nhất việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Bà con tiểu thương chợ Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) tham gia đối thoại. Ảnh: HY
Chợ Nghèn (Can Lộc) là chợ hạng II, theo phân cấp được huyện quản lý, được thành lập và đưa vào sử dụng năm 1986 trên diện tích hơn 14.000 m2 với hơn 400 hộ kinh doanh cố định (hợp đồng thuê ki ốt 15 năm từ 2018 - 2023). Hiện nay, việc thực hiện chủ trương của cấp trên trong việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ Nghèn phù hợp với tình hình kinh tế thị trường là điều cần thiết để giúp chợ hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách.
Quá trình xúc tiến việc chuyển đổi chợ, UBND huyện Can Lộc đã có nhiều cuộc làm việc với các hộ kinh doanh để tìm biện pháp, hướng chuyển đổi phù hợp với tình hình địa phương.
Ban đầu, tập thể hộ kinh doanh tại chợ Nghèn đồng ý chuyển đổi chợ, tuy nhiên các hộ đề nghị sau khi chuyển đổi phải bàn giao quyền quản lý kinh doanh khai thác chợ cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (HTX) do các hộ tiểu thương thành lập không thông qua đấu thầu.
Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Bùi Huy Cường: Việc chuyển đổi chợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc và là nhiệm vụ bắt buộc phải tổ chức thực hiện. Ảnh: HY
Từ kiến nghị trên, UNBD huyện Can Lộc lập tờ trình đề nghị UBND tỉnh và các cấp ngành liên quan xem xét cho huyện bàn giao chợ cho HTX các hộ tiểu thương thành lập không qua đấu thầu và tờ trình đã được chấp nhận.
Sau khi yêu cầu của các tiểu thương được chấp thuận, các hộ tiểu thương đáng ra phải tự thành lập doanh nghiệp hoặc HTX, tự bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất góp vốn để thanh toán tài sản cho Nhà nước, góp vốn xây dựng chợ... Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc lựa chọn HTX và Ban Quản lý vẫn chưa được các tiểu thương thống nhất.
Đại diện cho hàng trăm tiểu thương có mặt tại buổi đối thoại, ông Cử, tiểu thương kinh doanh tại chợ Nghèn cho biết: Trong thời gian Ban Quản lý chợ điều hành đã bộc lộ một số hạn chế nên tiểu thương không đồng tình mà đề xuất thay thế Ban Quản lý chợ hiện tại, lựa chọn thành lập Ban Quản lý mới.
Bên cạnh đó, một số ý kiến của tiểu thương còn chưa đồng thuận về việc chuyển đổi chợ, nhiều tiểu thương cũng băn khoăn khi một số ki ốt vẫn chưa hết thời hạn hợp đồng, nhiều người lo lắng ảnh hưởng đến quyền lợi khi hợp đồng ký 15 năm kinh doanh tại chợ vẫn còn hiệu lực…
Giải đáp băn khoăn của người dân, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc đã khẳng định: Việc chuyển đổi chợ là cần thiết và là chủ trương đúng của cấp trên. Quá trình tổ chức thực hiện chuyển đổi chợ hết sức dân chủ, khách quan, đúng quy định và chưa có gì sai sót. Đối với việc bàn giao chợ cho HTX do các hộ tiểu thương thành lập là điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương trong kinh doanh, nếu không có sự đồng thuận của nhân dân thì việc chuyển đổi sẽ thực theo hình thức đấu thầu công khai như quy định của cấp trên.
Nhiều tiểu thương cũng bày tỏ băn khoăn, lo lắng khi hợp đồng 15 năm vẫn còn thời hạn hơn 6 năm (đến năm 2023) mới hết, nếu chuyển đổi chợ thì quyền lợi của các hộ kinh doanh có bị ảnh hưởng hoặc có phải trả thêm các khoản phí nào hay không?
Bà Hoài Thu, tiểu thương chợ Nghèn nhất trí với việc chuyển đổi mô hình và yêu cầu làm rõ các khoản nợ tồn đọng, và quyền lợi của các hộ kinh doanh có ki-ốt đã hợp đồng thời hạn 15 năm. Ảnh: HY
Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Huy Cường cho biết: Đối với các hộ đã được cho thuê ki ốt ổn định trong 15 năm (2008 - 2023) thì các hộ kinh doanh có quyền sử dụng ổn định đến hết hợp đồng, được hưởng mọi quyền lợi theo hợp đồng đã ký, đóng nộp các khoản thuế theo hợp đồng đó đến năm 2023 mà không thu khoản nào thêm. Việc chuyển giao chợ cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của các tiểu thương theo hợp đồng đã ký kết.
Đối với những băn khoăn của người dân về Ban Quản lý chợ, huyện đề nghị bà con tập trung lựa chọn người có uy tín, năng lực, trình độ, tầm hiểu biết để thay mặt bà con huy động nguồn vốn, điều hành tốt hoạt động của chợ.
Việc chuyển đổi chợ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc và là nhiệm vụ bắt buộc phải tổ chức thực hiện.
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo huyện cũng cam kết, sau năm 2023 các hộ kinh doanh hết hợp đồng thuê ki ốt thì doanh nghiệp hoặc HTX lập phương án bố trí sắp xếp ngành hàng kinh doanh hợp lý, thuận lợi trong hoạt động thương mại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau đó mới thực hiện.
Hải Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh