Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/12/2019 - 20:54
(Thanh tra) – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đã yêu cầu ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm vì có phát biểu “rất sai lầm" để dư luận hiểu lầm về giá nước sạch sông Đuống.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Chiều ngày 5/12, tại phiên chất vấn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề cập đến vấn đề có minh bạch giá nước sạch sông Đuống hay không.
Theo ông Chung, cuối tháng 11, trong buổi giao ban, ông đã đề nghị, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà nghiêm túc rút kinh nghiệm.
“Tôi mong muốn mọi người thông cảm vì là tân Giám đốc Sở. Nhưng một phát biểu rất sai lầm, cuối cùng để cả dư luận hiểu lầm, đó là tiền người dân phải chịu trong giá nước là 2.003 đồng (tiền Công ty Sông Đuống vay lãi ngân hàng - PV), ông Chung nói”.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cơ cấu giá nước hiện nay chỉ có 4 nội dung gồm: Giá của một khối nước sản xuất; giá liên quan đến vận chuyển nước; giá quản trị, quản lý; lãi suất 5% và cho phép liên quan đến thất thoát 25%.
Về giá nước sạch sông Đuống, ông Chung cho biết, TP vẫn thực hiện nghiêm túc theo quyết định từ năm 2013. Do vậy, giá nước từ năm 2013 đến nay không thay đổi.
“TP có thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Đuống với giá nước 10.246 đồng là để cho họ lập dự án. Tương tự, chúng ta thỏa thuận cho nhà máy nước mặt sông Hồng tại Đan Phượng là 10.365 đồng cũng để cho họ lập dự án”, ông Chung thông tin.
Tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội ngày 12/11, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng khoảng 3.998 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào sử dụng, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước.
“Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước khoảng 20%, tức là khoảng 2.003 đồng mỗi m3 nước”, ông Hà thông tin.
Năm nay không thiếu nước sạch
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho hay, những năm qua, nước sạch là vấn đề “liên miên”. Cứ đến mùa thiếu nước là các khu chung cư, khu dân cư thay phiên nhau bị cắt nước.
Để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho người dân, TP đã đề xuất Thủ tướng đồng ý cho giao Sở Xây dựng làm cơ quan đầu mối quản lý nước; điều chỉnh quy hoạch; thực hiện kêu gọi các đơn vị tư nhân vào đầu tư.
Đến nay, đã có 23 nhà đầu tư với 38 dự án vào đầu tư các nhà máy nước và các dự án cung cấp liên quan đến các mạng cung cấp nước.
TP cũng đã kêu gọi 2 đơn vị, một là nhà máy nước Hà Nam cung cấp ngược từ Hà Nam lên cho 2 huyện Phú Xuyên, Thường Tín; hai là nhà máy nước trên Thái Nguyên thông qua Vĩnh Phúc để vào Mê Linh…
“Với sự quyết liệt, sự tham gia đồng hành của các nhà đầu tư, thì năm nay chúng ta mới không bị thiếu nước, chứ vào khoảng này năm ngoái vẫn thiếu nước”, ông Chung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Chung, TP sẽ kiên trì đẩy nhanh cấp nước sạch cho người dân bởi đây là một giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Hà Nội, chứ không có lý do gì khác.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh