Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh giác trước bộ test thử nhanh, thuốc điều trị Covid-19 bán tràn lan trên mạng

Q. Đông

Thứ bảy, 28/08/2021 - 21:15

(Thanh tra) - Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đã dùng mọi thủ đoạn để nhập lậu, buôn bán các bộ kit test thử nhanh và thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các loại mặt hàng trôi nổi này để tránh “tiền mất, tật mang”!

Lực lượng chức năng kiểm đếm những bộ test thử Covid-19 nhanh bị bắt giữ. Ảnh: CSĐT

Liên tiếp phát hiện kit test nhanh Covid-19 trôi nổi

Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 25/8, tại địa chỉ số 39, ngách 15 ngõ 112 phố Định Công Thượng, phường Định Công, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, đối tượng T.T.N. (SN 1996, trú tại tổ 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đang tập kết 145 bộ kit test nhanh Covid-19 ngoài vỏ ghi nhãn Nasocheck comfort Sars-Covid-2 và Rapid SARS-CoV-2. Tổng số hàng hóa trị giá 17,4 triệu đồng.

Tại cơ quan công an, T.T.N. khai nhận đã mua số kit test nhanh Covid-19 của người không quen biết qua mạng xã hội, với giá 120.000 đồng/bộ, mục đích để bán lại kiếm lời với giá 170.000 đồng/bộ.

Trước đó, hồi 16 giờ ngày 11/8, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15, kiểm tra địa điểm kinh doanh tại địa chỉ số 12 Mai Động, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, do N.K.H. (SN 1980, hộ khẩu thường trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) làm chủ, phát hiện 117 bộ kit test nhanh Covid-19, nhãn hiệu Realy Tech.

N.K.H khai nhận đã mua số kit test nhanh Covid-19 trên của một người không quen biết qua mạng xã hội với giá 120.000đ/bộ; mục đích là để bán lại kiếm lời với giá từ 150.000đ - 160.000đ/bộ. Tổng giá trị hàng hoá khoảng 15 triệu đồng.

Gần 1.000 bộ test thử Covid-19 nhanh được Công an quận Bắc Từ Liêm thu giữ. Ảnh: BCA

Trong diễn biến khác, tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, vào ngày 3/8, Công an quận phát hiện, thu giữ gần 1.000 bộ test nhanh virus SARS-CoV-2 nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ tại phường Xuân Đỉnh. Chủ lô hàng P.A.T. (SN 1992, trú tại Giang Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) khai nhận: Do tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, nhu cầu của người dân đối với mặt hàng kit test nhanh Covid-19 tăng cao nên đã nhập lậu về bán.

Đặc điểm trung của số hàng nói trên đều không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ; không được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành và được các tượng thu mua gom trôi nổi đường tiểu ngạch về bán kiếm lời khi mà dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp.

Tự sản xuất thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 giả

Ngoài việc buôn bán các bộ kit test thử nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc, tình trạng rao bán thuốc phòng ngừa và điều trị Covid-19 cũng được các đối tượng “đẩy mạnh” và quảng cáo như thần dược! Lực lượng chức năng trên cả nước cũng liên tục bắt giữ số lượng lớn mặt hàng này.

Khoảng 15 gờ ngày 27/8, tại khu vực sân trước sảnh tòa CT16 Khu đô thị Định Công, phường Định Công, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 15, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, kiểm tra N.H.P. (SN: 1976, HKTT: số 114 Hoàng Hoa Thám, Liễu Giai, Ba Đình) đang tập kết, kinh doanh 50 hộp thuốc ARBIDOL 10 viên/hộp và 03 hộp thuốc AREPLIVIR 40viên/hộp, không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Số thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 được đối tượng P. thu mua trôi nổi về bán kiếm lời. Ảnh: BCA

Tại cơ quan công an, N.H.P. khai nhận số thuốc trên là thuốc ức chế virut, tăng cường đề kháng, giảm tối đa lây nhiễm Covid-19 và thuốc điều trị Covid-19 tại Nga được P. mua qua mạng xã hội. Trong đó, thuốc ARBIDOL được mua với giá 180.000 đồng/hộp, thuốc AREPLIVIR được mua với giá 2.900.000 đồng/hộp mục đích để bán lại kiếm lời. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là 17.700.000 đồng.

Trước đó, ngày 20/8, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hồ Chí Minh triệt xóa đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả do Nguyễn Đức Thuận (SN 1975, thường trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng đồng bọn tổ chức.

Qua kiểm tra, thu giữ 150 hộp thuốc điều trị Covid-19 hiệu TERPINCODEIN. Thuận khai nhận đây là thuốc tân dược giả do Thuận tự mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán ra thị trường. Khám xét khẩn cấp tại 3 địa điểm là nơi sản xuất, tàng trữ, buôn bán thuốc tân dược giả của Thuận tại các quận Phú Nhuận, Tân Bình, quận 8, công an phát hiện khu vực sản xuất thuốc giả là nhà vệ sinh dơ bẩn, thuốc được để ngay dưới nền nhà.

Qua khám xét, công an tạm giữ số lượng rất lớn nguyên liệu sản xuất thuốc, hơn 630.000 viên thuốc tân dược giả các loại và công cụ, phương tiện sản xuất; trong đó có 3.116 hộp thuốc phòng, chữa trị Covid-19 giả các nhãn hiệu Neo-Cordion, Angmentin, 2,5kg thuốc viên màu trắng không nhãn hiệu dùng để sản xuất thuốc Fugacar giả, 100 vỉ Neo-codien, 100 lọ thuốc Staragan 500 loại 200 viên/lọ, 50 lọ thuốc Staragan đã bóc nhãn hiệu…

Đối tượng Thuận bị bắt quả tang với "công nghệ "sản xuất thuốc điều trị Covid-19 giả trong nhà vệ sinh. Ảnh: BCA

Những sản phẩm kit test nhanh; thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 về nguyên tắc phải được Hội đồng Thẩm định, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế cấp phép. Đối với sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ không có ai đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, nếu dùng sai cách dẫn tới nhận định sai, sinh ra tâm lý lo lắng hoặc chủ quan không đúng với hiện trạng sức khỏe sẽ rất nguy hiểm...

Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh là hàng hóa rất nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe nên mọi người cần suy nghĩ thật kỹ trước khi sử dụng. Do đó, các chuyên gia dịch tễ học cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý mua các sản phẩm, vật tư y tế được rao bán tràn lan trên mạng xã hội về sử dụng.

Trước đó, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã có Công văn số 846/TCQLTT-CNV gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Chú trọng phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ dùng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm