Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/07/2013 - 15:16
(Thanh tra)- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tổ chức Lao động Quốc tế vừa công bố kết quả nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc người lao động (NLĐ) Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động tại Hàn Quốc không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp". Theo nghiên cứu này, nếu chúng ta không chấn chỉnh thì sẽ mất cơ hội lớn xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc.
Nhận thức của NLĐ còn hạn chế
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2012 - 5/2013. Qua khảo sát 243 NLĐ và phỏng vấn sâu các đối tác Việt Nam và Hàn Quốc đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc. Đây là một trong những hoạt động, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phân tích tình hình và tìm kiếm những biện pháp thích hợp để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng NLĐ Việt Nam ở lại cư trú và làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, nhân tố ảnh hưởng tiêu cực nhất đến việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng lao động không về nước là nhận thức và ý thức của nhiều lao động rất hạn chế. Xuất phát từ động cơ kinh tế, hầu hết NLĐ có mong muốn tiếp tục được làm việc ở Hàn Quốc sau khi kết thúc hợp đồng để có thêm thu nhập. Dù đã có thời gian 4 năm 10 tháng hoặc 6 năm làm việc hợp pháp, số tiền mà mỗi NLĐ gửi về gia đình là không nhỏ, ước khoảng từ 50.000 - 70.000 USD, song khi gần hết hợp đồng lao động họ sẵn sàng phá hợp đồng ra ngoài làm việc hay ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Ngoài nguyên nhân chênh lệch thu nhập giữa việc làm ở Hàn Quốc và trong nước rất lớn, chi phí xuất cảnh cao, còn có những lý do từ phía chủ Hàn Quốc. Để tuyển được lao động nước ngoài, các doanh nghiệp Hàn Quốc phải làm nhiều thủ tục và rất tốn kém nên họ sẵn sàng sử dụng lao động khi hết hạn hợp đồng. Trong khi đó, mức phạt cho hành vi vi phạm quá nhẹ so với lợi ích kinh tế của việc sử dụng lao động trái phép mang lại. Dù Hàn Quốc có chính sách ưu tiên tiếp nhận lao động hết hạn hợp đồng về nước quay lại Hàn Quốc làm việc, nhưng lao động cũng sẵn sàng bỏ trốn nếu xét thấy không đáp ứng được những tiêu chí mà phía Hàn Quốc đưa ra.
Cần cơ chế ràng buộc chặt chẽ
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Hàn Quốc vẫn là thị trường XKLĐ được nhiều NLĐ trong cả nước trông đợi vì việc làm ổn định, thu nhập cao. Thực tế, NLĐ Việt Nam được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc ưa thích. Dù phải cạnh tranh với 14 nước khác, nhưng lao động Việt Nam luôn đứng đầu về số lượng lao động nhập cảnh Hàn Quốc (chiếm trên 1/4 tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc). Qua 8 năm thực hiện Chương trình EPS (cấp phép mới cho NLĐ nước ngoài) đã có hơn 70.000 NLĐ Việt Nam sang làm việc. Bình quân mỗi năm, NLĐ gửi về, ước tính hơn 600 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, gần đây, tình trạng NLĐ Việt Nam hết thời hạn hợp đồng lao động không về nước đúng hạn gia tăng. Tỷ lệ này thường ở mức trên 50%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của 15 quốc gia khác (20%). Theo đó, Hàn Quốc tạm thời chưa tiếp nhận lao động mới của Việt Nam mà chỉ tiếp nhận những NLĐ đã từng làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn, có nguyện vọng quay trở lại làm việc. Quyết định này của phía Hàn Quốc ảnh hưởng đến cơ hội làm tốt của rất nhiều NLĐ Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hoà, nếu không có biện pháp mạnh, khó có thể khơi thông được thị trường này trong năm 2013.
Để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng lao động Việt Nam cư trú, làm việc không có giấy tờ hợp pháp ở Hàn Quốc, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Hàn Quốc trong quản lý lao động Việt Nam ở Hàn Quốc. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần tập trung giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho NLĐ; tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tuyển chọn, quản lý NLĐ; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ NLĐ làm việc ở Hàn Quốc trở về.
Bên cạnh đó, phía Hàn Quốc cũng cần hoàn thiện thể chế chính sách, cải cách Chương trình EPS cho phù hợp với điều kiện thực tế; nghiên cứu, sửa đổi quy định chi trả khoản trợ cấp thôi việc sau khi lao động hết hạn hợp đồng về nước thay vì trả tại Hàn Quốc như hiện nay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài, kiên quyết xử lý các chủ sử dụng lao động không có giấy tờ hợp pháp.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà