Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần đầu tư cơ sở đào tạo nghề

Thứ sáu, 25/05/2012 - 14:20

(Thanh tra)- Nếu muốn nguồn nhân lực xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường nhân lực thế giới, trước hết, chúng ta phải đầu tư các cơ sở đào tạo; bỏ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giật, tạm bợ.

Các trung tâm tuyển dụng đang hướng dẫn cho NLĐ

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã có hơn 900 nghìn lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm gần 70 nghìn người. Trong đó, riêng giai đoạn 2006 - 2011, mỗi năm đưa được khoảng 80 nghìn người, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm.

Bình quân mỗi năm, người lao động (NLĐ) gửi về nước gần 2 tỷ USD, xấp xỉ 3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và xấp xỉ 20% tổng số vốn FDI thực hiện. Chỉ tính riêng số lao động tại Hàn Quốc mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD. Tại Nghệ An, mỗi năm NLĐ gửi về gần 100 triệu USD (tương đương 7% GDP của tỉnh); Bắc Giang 70 triệu USD tương đương 11% GDP của tỉnh hay Phú Thọ 35 triệu USD tương đương 6% GDP của tỉnh...

Con số biết nói này cho thấy, XKLĐ là một hướng đi hiệu quả, nhất là cho số người đang độ tuổi lao động ở nông thôn.

Để việc XKLĐ ở nước ta đạt hiệu quả cao hơn nữa, bên cạnh chính sách hỗ trợ của T.Ư, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ thêm cho NLĐ như hỗ trợ học phí học nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài, cho vay không tính lãi suất, hỗ trợ NLĐ về nước trước thời hạn vì lý do khách quan.

Cho đến nay, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam được mở rộng trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định, thỏa thuận ghi nhớ về lao động với các nước. Có 170 DN trên cả nước được cấp phép hoạt động XKLĐ.

Ngoài ra, thực hiên Đề án hỗ trợ các huyện nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, đã có hơn 30 doanh nghiệp (DN) tham gia tuyển chọn, tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho trên 7.000 lao động; đưa gần 5.000 người đi làm việc tại các nước Libya, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập...


Đến tháng 5/2012, đã có hơn 80 nghìn lao động được vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài với tổng số tiền 1.829 tỷ đồng.

Tuy nhiên trên thực tế, người dân có nhu cầu XKLĐ đang gặp khó khăn lớn do thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trường lao động và thông tin về DN đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Các thủ tục hành chính cho người đi XKLĐ còn phiền hà, chậm trễ.

Chưa kể, dù nhiều DN đã cố gắng trong đào tạo NLĐ trước khi ra nước ngoài làm việc, nhưng do làm không đến nơi đến chốn, thiếu kinh phí nên hệ thống đào tạo nghề nói chung vẫn manh mún, nhỏ lẻ.

Đáng nói, hiện nay còn nảy sinh việc người dân đổ xô vào những thị trường lao động có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản... bất chấp về trình độ tay nghề, rủi ro... Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN cảnh báo, NLĐ nên lượng sức mình khi quyết định lựa chọn thị trường lao động để đỡ mất thời gian và chi phí. Hiện nay, Cục đã thẩm định rất nhiều hợp đồng nhân lực về ngành sản xuất gỗ, nhựa, xây dựng đi Malaysia, Trung Đông, Lào, Sip, Macao... Nếu NLĐ chuyển hướng đi các thị trường XKLĐ trên, mức lương trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng (đã trừ chi phí ăn ở), 3 năm cũng có hơn 200 triệu đồng mang về. Trong khi ở nhà chờ đợi đi Hàn Quốc, Nhật Bản vừa tốn kém, vừa không có thu nhập.

Việc đưa ra giải pháp nhằm ổn định và mở rộng thị trường XKLĐ là rất cần thiết. Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như DN. Song, nếu muốn nguồn nhân lực XKLĐ Việt Nam phát triển và có sức cạnh tranh trên thị trường nhân lực thế giới, trước hết, chúng ta phải đầu tư các cơ sở đào tạo; bỏ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giật, tạm bợ.


Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm