Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cán bộ Hà Nội phải hạn chế dùng tiếng địa phương: Tại sao?

Thứ năm, 05/10/2017 - 07:00

(Thanh tra) - Ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, quy định khi phát ngôn, cán bộ, công chức hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương là để có trách nhiệm hơn với người nghe.

Trong phát ngôn, cán bộ, công chức Hà Nội phải sử dụng ngôn ngữ dễ nghe, dễ hiểu, tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ… Ảnh minh họa: Internet

Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP Hà Nội dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP.

Trong đó, có quy định cán bộ, công chức khi phát ngôn phải hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương.

Theo ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội (đơn vị xây dựng dự thảo), điều này để giúp người nghe không hiểu lầm hoặc khó hiểu khi trao đổi công việc.

“Đây chỉ là khuyến cáo để cán bộ, công chức cố gắng phấn đấu. Nó là ngôn ngữ trong hoạt động công vụ chứ không phải cấm ngôn ngữ địa phương. Trong yêu cầu tuyển dụng không bao giờ yêu cầu ngôn ngữ mà chỉ là chuẩn mực chung để hướng tới người dân nghe được”, ông Nam giải thích.

Ông Nam cho rằng, khi phát ngôn, kể cả khi người dân đến cơ quan trao đổi công việc bức xúc với mình, cán bộ, công chức cũng phải hết sức kềm chế, điềm đạm.

“Đã là công chức, thì không thể văng tục, nói một cách vô trách nhiệm trước công chúng được”, ông Ngô Văn Nam nói và cho biết thêm, có những cán bộ có chuyên môn tốt, nhưng vẫn có những bất cập trong kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, dẫn đến những vụ việc không đáng có xảy ra thời gian vừa qua.

Nhà nghiên cứu văn hóa - GS Trần Lâm Biền. Ảnh: TN

Bày tỏ quan điểm đồng tình, nhà nghiên cứu văn hóa - GS Trần Lâm Biền lưu ý, nói ngôn từ địa phương không phải ai cũng hiểu được. Ví dụ như câu nói “mời các cô vào dự họp” thì tiếng phổ thông dùng từ “cô” chứ không phải là “o”.

“Người ta đặt ra tiếng phổ thông và sự ứng xử ngôn từ là theo tiếng phổ thông, đã đi làm ở cơ quan Hà Nội thì điều đó bắt buộc phải theo”, ông Trần Lâm Biền nêu ý kiến và nhấn mạnh thêm, văn hóa là bộ mặt của đất nước, cán bộ phải nói chính xác, không được nói ngọng, nói tục.

Trong khi đó, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam bày tỏ lo ngại quy định sẽ khó khả thi vì những cán bộ, công chức, người lao động đang làm việc tại các cơ quan của TP Hà Nội là từ nhiều địa phương đến.

“Quy định này chắc chắn phải lấy ý kiến cán bộ, công chức trước”, GS Thịnh đề nghị nên khuyến khích và phải thực hiện dần dần chứ không thể làm ngay được. Bởi ngôn ngữ địa phương là một bản sắc, nếu giờ không được nói mà theo ngôn ngữ phổ thông sẽ có khó khăn, làm hạn chế tư duy phát ngôn của họ.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm