Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch, lữ hành: Rất dễ bỏ lọt

Thứ sáu, 14/07/2017 - 10:53

(Thanh tra) - Các vụ xâm hại tình dục trẻ em trong du lịch và lữ hành ngày càng phức tạp, nghiêm trọng nhưng rất khó xử lý, rất dễ bị bỏ lọt…

Các chuyên gia cho rằng, cần nỗ lực nhằm chống lại vấn nạn du lịch tình dục trẻ em. Ảnh minh họa: Intetnet

Sáng 14/7, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo báo cáo “Bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch và lữ hành: Phân tích hệ thống pháp luật quốc gia”.

UNODC cho biết, hơn 20 năm qua, số khách quốc tế đi du lịch ngày một tăng, từ 527 triệu người năm 1995, đến 2014 đã lên tới hơn 1 tỷ người. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng đều qua mỗi năm.

“Tình hình này cũng làm gia tăng nguy cơ bị xâm hại với trẻ em”, UNODC nhận định.

Giai đoạn 2011 - 2015, cả nước xảy trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với 9.920 nạn nhân, tăng thêm 258 trẻ em so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 65%. Năm 2016 xảy ra 1.248 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 1.211 nạn nhân, giảm so với hai năm trước.

Tuy nhiên, tính chất các vụ xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, trong đó các hành vi xâm hại tình dục trẻ em và khách du lịch rất khó xử lý, tội phạm có thể là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài vào Việt Nam qua con đường du lịch.

Ông Christopher Batt, Phụ trách Văn phòng UNODC tại Việt Nam chỉ ra, những kẻ phạm tội đang di chuyển xa nhà có thể khai thác các trẻ em dễ bị tổn thương; duy trì tình trạng ẩn danh trong cộng đồng; khai thác các kẽ hở trong luật và các biện pháp thực thi pháp luật để không bị phát hiện. Do đó, không bị đưa ra công lý.

“Các đặc điểm của du lịch tình dục trẻ em đòi hỏi phải có các biện pháp ứng phó toàn diện và mang tính phối hợp về luật và thực thi pháp luật, ở cả phạm vi quốc gia và hợp tác với các đối tác khu vực. Chừng nào vẫn còn các khoảng trống pháp lý, các đối tượng phạm tội tình dục trẻ em sẽ còn tiếp tục thoát khỏi sự trừng phạt của công lý”, ông Christopher Batt nói.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự hành chính, Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa cũng thừa nhận, tình hình lạm dụng trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em nói riêng đã trở nên phức tạp hơn về bản chất và mức độ nghiêm trọng. Nhưng lại khó xử lý nạn xâm hại tình dục trong du lịch và lữ hành.

“Nếu không có sự phối hợp với các nước thì rất dễ bỏ lọt. Ngay cả phát hiện được thì xử lý thế nào cũng phải có phối hợp”, bà Thoa cho biết, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để bảo vệ, phòng chống lạm dụng trẻ em, bao gồm du lịch tình dục trẻ em ở Việt Nam.

Đồng ý Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nhằm chống lại vấn nạn du lịch tình dục trẻ em, Phụ trách Văn phòng UNODC tại Việt Nam nhấn mạnh, “chúng ta không được phép tự hài lòng”.

Ông hi vọng, với nỗ lực phối hợp của các cơ quan hữu quan và các bên liên quan, Việt Nam sẽ tiếp tục các nỗ lực cải cách luật, tư pháp hiệu quả để “tất cả các hành vi bóc lột tình dục trẻ em đều bị hình sự hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế”.

“Bảo đảm trẻ em được yêu cầu tham gia tố tụng hình sự nhận được hỗ trợ và tư vấn thích hợp để được trợ giúp trong tất cả các giai đoạn của thủ tục tố tụng và có quyền tiếp cận với hệ thống pháp luật nhạy cảm với trẻ em để tránh bị biến thành nạn nhân một lần nữa”, Christopher Batt bày tỏ.

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng cho rằng, phải tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực trọng điểm bằng các chia sẻ và cập nhật thông tin liên quan đến các nạn nhân trẻ em, các đối tượng phạm tội nhằm điều tra, truy tố hiệu quả các thủ phạm và mạng lưới tội phạm chịu trách nhiệm về bóc lột tình dục trẻ em.

Để kiểm tra mức độ đáp ứng của pháp luật trong nước với các tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động lữ hành và du lịch, UNODC đã thực hiện đánh giá pháp luật ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia năm 2014.

Sau khi tham vấn, UNODC đã đưa ra khuyến nghị nhằm xử lý các khoảng trống và tăng cường khung pháp lý trong nước của cả 4 quốc gia.

Từ khi báo cáo được công bố, Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực cải cách quy trình pháp lý. Nhất là, Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) đã mở rộng các tội liên quan tới lạm dụng tình dục trẻ em và đề xuất các tội mới liên quan đến buôn bán trẻ em.

Cho nên, một bản báo cáo sửa đổi về bóc lột tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch và lữ hành được soạn thảo để cập nhật và phân tích các khung pháp lý quốc gia mới.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm