Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/06/2018 - 11:25
(Thanh tra) - Chiều 5/6, Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đến làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại Bộ VHTTDL.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Minh Khánh
Đoàn công tác Bộ TT&TT do Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng làm trưởng đoàn. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL làm việc với Đoàn công tác.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm CNTT (Bộ VHTTDL) đã báo cáo với Đoàn công tác về tình hình thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại Bộ VHTTDL.
Theo đó, về thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giao về ứng dụng CNTT:
Năm 2017 Bộ VHTTDL đã hoàn thành 100% các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể: Bộ VHTTDL đã hoàn thành các nhiệm vụ: Kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ (bảo đảm thống nhất sử dụng sổ đăng ký công văn đi - đến trên trục liên thông, ứng dụng chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng Chính phủ); Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, duy trì cung cấp 13 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 từ năm 2016, năm 2017 đã đưa vào sử dụng 17 dịch vụ công trực tuyến (Trong đó có 16 dịch vụ mức độ 3 và 01 mức độ 4), hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao và hoàn thành vượt kế hoạch thêm 04 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Phối hợp hoàn thành kết nối liên thông, duy trì tích hợp với Cổng dịch công quốc gia trong giai đoạn thử nghiệm từ tháng 7/2016, đáp ứng yêu cầu về Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng đã ký Quyết định số 2427/Đ-BVHTTL ngày 08/7/2016 Ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ VHTTDL giai đoạn 2016-2020. Hàng năm, Bộ VHTTDL đều ban hành Kế hoạch triển khai cụ thể trên cơ sở các nhiệm vụ khung tại Quyết định này.
Đối với nhiệm vụ “Xây dựng và hướng dẫn triển khai Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử”, Bộ VHTTDL giao Trung tâm CNTT là đầu mối triển khai và đang thực hiện theo hướng dẫn của Cục Tin học hóa; Thực hiện tốt và đúng thời hạn các cuộc kiểm tra, đánh giá và báo cáo hàng năm, đột xuất tình hình ứng dụng CNTT theo yêu cầu của Bộ TT&TT…
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm CNTT báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Minh Khánh
Lãnh đạo Bộ VHTTDL đã chỉ đạo tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước của Bộ cũng như các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp như: Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đảm bảo đến hết năm 2018, hệ thống sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đúng số lượng và thời hạn; Quán triệt 100% các đơn vị ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Bộ.
Năm 2017, Bộ đã cung cấp 17 dịch vụ công trực tuyến (gồm: 16 dịch vụ mức 3 và 01 dịch vụ mức 4), nâng ổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hiện nay là 32 dịch vụ; mức độ 4 là 04 dịch vụ…
Đến tháng 10 năm 2017, Bộ VHTTDL là Bộ đầu tiên hoàn thành liên thông hệ thống quản lý văn bản 4 cấp hành chính trên trục liên thông văn bản của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ VHTTDL. Bộ VHTTDL cũng từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT hướng tới đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin mạng theo quy định của Chính phủ và các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ TT&TT. Về chữ ký số, Bộ VHTTDL đang phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ, các đơn vị có liên quan triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên ngành trên hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc để đảm bảo các văn bản điện tử gửi lên trục liên thông được ký số, cấp dấu thời gian sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ.
Bộ VHTTDL đang từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT hướng tới đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin mạng theo quy định của Chính phủ và các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ TT&TT.
Bộ VHTTDL cũng kiến nghị một số vấn đề như Hướng dẫn triển khai và hoàn chỉnh hệ thống Chính phủ điện tử cấp Bộ; Hướng dẫn xây dựng cơ chế, chính sách chung về kết nối và chia sẻ khai thác các thông tin, cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và văn bản hướng dẫn xác định mục chi sự nghiệp CNTT trong các cơ quan nhà nước; Thống nhất các mốc thời gian giao việc, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao do các mốc thời gian giao việc, thời gian hoàn thành các nhiệm vụ này chưa đồng bộ với thời gian lập kế hoạch, nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản liên quan đến thu/chi ngân sách, dẫn đến các nhiệm vụ và thời hạn hoàn thành đều phát sinh ngoài kế hoạch của Bộ dẫn đến khó bố trí kinh phí triển khai, thậm chí không có kinh phí trong năm tài chính; Bộ TT&TT hướng dẫn cụ thể, ban hành danh sách các nội dung và định mức đãi ngộ để thu hút nhân lực CNTT, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời; Nghiên cứu, hướng dẫn giải pháp đầu tư nâng cấp, thay thế các trang thiết bị CNTT cũ, lạc hậu….
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Minh Khánh
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) đánh giá cao những nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại Bộ.
Ông Nguyễn Thanh Phúc cho rằng, Bộ VHTTDL đã nghiêm túc trong thực hiện báo cáo mức độ ứng dụng CNTT, là Bộ đầu tiên Bộ đầu tiên hoàn thành liên thông hệ thống quản lý văn bản 4 cấp hành chính trên trục liên thông văn bản của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Năm 2017, Bộ trong xếp hạng chỉ số cải cách hành chính, Bộ VHTTDL đã tăng hạng vượt bậc lên thứ 8 (năm 2016 là thứ 19). Điều này chứng Bộ VHTTDL đã sẵn sàng và chủ động trong ứng dụng CNTT, góp phần tích cực và hiệu quả vào công tác cải cách hành chính.
Cục trưởng Nguyễn Thanh Phúc cũng cho rằng, Bộ VHTTDL đã đạt điểm tối đa ở nhiều hạng mục như: Mức độ hoàn thành triển khai Chính phủ điện tử, Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử, Cung cấp dịch vụ công trực tuyến...
Ông Nguyễn Thanh Phúc cho rằng, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL cần xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ. Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ xây dựng.
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc VNCERT (Bộ TT&TT) cũng đánh giá cao công tác cải cách hành chính của Bộ VHTTDL gắn chặt với ứng dụng CNTT của Bộ.
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Văn phòng Chính phủ) cho rằng, trong thời gian ngắn Bộ VHTTDL đã triển khai được rất nhiều việc, trong đó có chữ ký số là nhiệm vụ khó.
Ông Nguyễn Lê Phúc- Phó Tổng GĐ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Minh Khánh
Ông Nguyễn Lê Phúc cũng đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực của Bộ VHTTDL trong triển khai ứng dụng CNTT. Ông Phúc cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là nhân lực và quy trình thực hiện. Vì vậy, Bộ VHTTDL cần quan tâm đầu tư triển khai diễn tập an toàn thông tin thường niên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Bộ VHTTDL, Bộ VHTTDL và đoàn kiểm tra của Bộ TT&TT trong đợt kiểm tra ứng dụng CNTT tại Bộ thời gian vừa qua. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng đánh giá cao sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ VHTTDL với các đơn vị chức năng trong hoạt động ứng dụng CNTT và đã đạt những thành tựu vượt bậc.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng lưu ý, đối với dịch vụ công trực tuyến, Bộ VHTTDL cần có những đánh giá về hiệu quả thực hiện. Thứ trưởng cho rằng, phải đặt vào vị trí của người dân sử dụng dịch vụ công để biết cái được, cái chưa được của dịch vụ và điều chỉnh. “Nếu nhân dân chưa sử dụng thì cần đánh giá vì sao, do thói quen người dân hay do dịch vụ của chúng ta còn chưa dễ sử dụng để điều chỉnh”- Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng đề nghị Bộ VHTTDL sớm triển khai Khung kiến trúc Chính phủ điện tử để tăng cường kết nối liên thông. Ngoài ra, Cổng thông tin phải kết nối tích hợp, thông tin minh bạch để nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, để làm tốt những vấn đề này, công tác nhân sự là vô cùng quan trọng. Hiện nay, chế độ đãi ngộ cho nguồn nhân lực CNTT ở các Bộ, ngành đều rất khó khăn, vì vậy, đề nghị Bộ VHTTDL vận dụng các Thông tư liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực CNTT của Bộ từ đó, góp phần đạt nhiều kết quả khởi sắc trong ứng dụng CNTT của Bộ.
Tiếp thu những ý kiến của đoàn công tác, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cho biết, Bộ VHTTDL sẽ phát huy những mặt đã làm tốt, khắc phục những hạn chế trong ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL. Thứ trưởng cho rằng, lãnh đạo Bộ VHTTDL xác định cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng CNTT là một trong 3 nhiệm vụ đột phá của Bộ VHTTDL. Vì vậy, với những việc chưa làm được, Bộ VHTTDL sẽ đẩy nhanh thực hiện trong thời gian tới.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng đề nghị Đoàn kiểm tra báo cáo với Chính phủ có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút nhân lực làm việc CNTT, danh mục đầu tư CNTT để có kinh phí nhất định trong triển khai ứng dụng CNTT.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền