Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 27/02/2011 - 14:02
(Thanh tra) - Những ngày gần đây, thông tin xấu về bất ổn chính trị tại Libya liên tục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến những gia đình có con em đi lao động tại quốc gia Bắc phi này như ngồi trên đống lửa, thấp thỏm chờ ngóng tin chồng con...
Vietnam Airlines đã nên kế hoạch bay đón lao động VN về nước
Thấp thỏm ngóng tin người thân phương xa
Chưa bao giờ người dân các thôn Cẩm Bào, Cẩm Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội lại phải sống trong cảnh phấp phỏng lo âu như những ngày vừa qua. Từ khi được tin bạo động tại Libya, hàng chục gia đình có chồng, con làm việc tại quốc gia Trung Đông này như bị đảo lộn.
Chị Khuất Thị Nương (xã Cẩm Yên, Thạch Thất), có chồng là anh Kiều Văn Khà hiện đang ở Libya cho biết, sau khi nhận được tin có bạo động, chị mất liên lạc với chồng trong suốt 2 ngày trời. Trong thời gian đó, cả nhà chị ai nấy như ngồi trên đống lửa. Cứ tối đến dù bận việc hệ trọng đến đâu thì chị và các chị em khác có chồng đi xuất khẩu lao động tại Libya cũng ngồi chăm chăm trước màn hình tivi để xem thời sự Quốc tế, mong nhận được tin tức ở nơi xa.
Chị Nương cho biết: “Tối 23/2 tôi có gọi được cho anh Khà. Anh cho biết, hiện các chủ thầu xây dựng nơi công trường anh đang thi công đã bỏ trốn hết. Hiện anh cùng 500 lao động VN đang nằm đói trong trại để chờ ngày về. Không biết ngày hôm nay chồng tôi và các công nhân khác có thức ăn, nước uống hay không? Tối hôm trước, gọi điện sang mới biết cả ngày anh ấy mới chỉ được lót dạ có bát cháo loãng. Giờ mong sao anh ấy an toàn trở về với mẹ con tôi là phúc nhà rồi”.
Cũng trong cảnh phấp phỏng ngóng tin chồng, chị Khuất Thị Quyên (Cẩm Bào, Thạch Thất) cho biết, anh Nguyễn Văn Thịnh chồng chị mới sang Libya được 1 năm. Mấy hôm nay, chị gọi điện liên tục để ngóng tin chồng mà mạng phập phù, lúc được lúc không. Tin từ chồng chị gọi về cho biết đã nghỉ làm mấy ngày nay, chủ sử dụng cấm anh em công nhân không được ra khỏi trại. Hiện anh Thịnh và các công nhân Việt Nam khác vẫn bình thường, đang chờ ngày được về nước với vợ con.
Trong lúc này, những lao động Việt Nam tại Libya cũng được đưa đi di tản sang các nước láng giềng. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến sáng 25/2, Việt Nam đã phối hợp với các đối tác làm thủ tục sơ tán được gần 4.600 lao động Việt Nam sang các láng giềng Libya như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Malta, Hy Lạp, Tunisia, UAE…để từ đó đưa mọi người về Việt Nam. Hơn 1.300 lao động Việt Nam đã được đưa sang nước thứ 3, 282 lao động đang trên đường bay về Việt Nam.
Tổng Công ty hàng không Vietnam Airlines, cũng đã tính đến các phương án liên kết với các hãng hàng không của các quốc gia khác để đưa người lao động Việt Nam về nước. Hiện tại, các sân bay tại Libya đều bị phong tỏa nên Vietnam Airlines sẽ đón khách tại Cairo, Ai Cập và từ đó sẽ thực hiện chuyến bay về Việt Nam. Theo dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ xuất phát từ Hà Nội vào tối 28/2. Dự kiến phi hành đoàn sẽ có mặt tại Cairo, Ai Cập để tiếp nhận hành khách người Việt tại đây để đưa về Việt Nam. Chuyến bay có khả năng chuyên chở tối đa 324 hành khách. Và cũng trong đêm 1/3, chuyến bay thứ 2 sẽ xuất phát từ Nội Bài để bay sang Ai Cập để tiếp tục làm nhiệm vụ chở hành khách. Lộ trình chuyến bay này sẽ về Việt Nam vào đêm 2/3.
Đảm bảo quyền lợi của NLĐ
Theo khuyến cáo của Bộ LĐ-TB-XH, tại những nơi không xảy ra xung đột, người lao động cần yên tâm, tiếp tục làm việc, không di chuyển, gây phức tạp tình hình. Khi xảy ra tình huống bất thường, họ cần liên hệ ngay với đường dây nóng để được hỗ trợ về nước. Bộ LĐ-TB-XH cũng đã chuẩn bị các điều kiện để hỗ trợ kịp thời khi lao động về nước.
Về việc giải quyết quyền lợi của người lao động sau khi sơ tán về nước, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, việc ưu tiên trước hết là đảm bảo an toàn cho người lao động về nước. Khi lao động về nước sẽ áp dụng đầy đủ theo các quy định của Pháp luật, sử dụng quỹ hỗ trợ XKLĐ và từ phía DN để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Trước tình hình căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ông Quỳnh cũng đánh giá, Bộ LĐ-TB-XH đã tính đến các phương án tương tự như Libya ,song tình hình tại các nước này chưa cấp bách nên sẽ ưu tiên giải quyết hàng đầu cho Libya.
Hiện Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã có chính sách hỗ trợ mỗi lao động từ Libya phải về nước trước thời hạn 1 triệu đồng/người để trở về quê nhà.
QĐ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh