Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bí thư Hà Nội: Cầu yếu, không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông

Hải Hà

Thứ ba, 10/09/2024 - 08:14

(Thanh tra) - Với việc rà soát cầu yếu trên địa bàn thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo, bảo đảm lưu thông an toàn qua các cầu, các cầu yếu không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông...

Cầu tạm bắc qua sông Sét đoạn phố Định Công, quận Hoàng Mai. Ảnh: Minh Hạnh

Chiều 9/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Mùi Thị Minh Hoài đã chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chỉ đạo về công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn thành phố.

Báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, đại diện cơ quan chức năng thành phố cho biết, hiện nay, mực nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố còn ở mức cao; mực nước các sông Tích, sông Bùi, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang đều ở trên mức báo động II.

Trong thời gian tới, tình hình thời tiết, mưa lũ được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất còn lớn...

Liên quan tới việc học sinh quay lại trường học, toàn thành phố đã có 2.698 trường hoạt động bình trường trở lại, còn 114 trường tạm dừng hoạt động do chưa bảo đảm các điều kiện an toàn...

Hiện, ngành Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các địa phương tập trung giải quyết để đưa các trường trở lại hoạt động trong 1-2 ngày tới.

Thông tin đáng chú ý được đưa ra tại hội nghị là ngành Giao thông vận tải đã chỉ đạo rà soát hệ thống cầu trên địa bàn thành phố, xác định cầu yếu để có phương án gia cố, phân luồng bảo đảm an toàn trong lưu thông.

Cho ý kiến chỉ đạo về nội dung này, Bí thư Thành uỷ Hà Nội giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố ngay sau cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy trước mắt chỉ đạo bảo đảm lưu thông an toàn qua các cầu, các cầu yếu không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông.

Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án gia cố, sửa chữa các cầu yếu để thực hiện sớm trong thời gian tới. Đối với những cây cầu mất an toàn cao, phải thực hiện ngay việc sửa chữa, gia cố theo quy trình khẩn cấp theo quy định.

Bí thư Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo, các cầu yếu, không bảo đảm an toàn phải dừng lưu thông. Ảnh: Quang Thái

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, qua rà soát, trên toàn địa bàn thành phố hiện có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, cần sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế.

Trong đó có 55 công trình cầu do thành phố quản lý cần phải đầu tư cải tạo, sửa chữa. Con số này được đưa ra sau quá trình rà soát, đánh giá trên cơ sở hồ sơ quản lý cầu, hồ sơ kiểm định, thử tải…

Điển hình trong số đó là: Cầu Trắng (Giáp Bát, Hoàng Mai), cầu 72 II (Hoài Đức), cầu Kim Ngưu (Hai Bà Trưng), cầu Yên Sở (Hoài Đức), cầu Chiếc...

Trong quá trình đầu tư, thành phố ưu tiên các cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông sẽ được xử lý ngay trong giai đoạn từ năm 2024-2025.

Ngoài ra, các địa phương cũng đã kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng đối với các cầu do quận, huyện, thị xã quản lý. Trong đó, đề xuất đầu tư xây dựng mới, thay thế, cải tạo 89 công trình cầu yếu, cầu tạm.

Cụ thể, các cầu yếu như: Cầu Văn Minh bắc qua kênh Bìm (Nam Tiến, Phú Xuyên), cầu Kiều Đông (Phú Xuyên), cầu Gồ (Vân Côn, Hoài Đức), cầu qua sông Tây Ninh (Ứng Hòa)...

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, số lượng cây cầu yếu trên địa bàn khá lớn, mức độ xuống cấp và sự cần thiết đầu tư các cầu khác nhau.

Nhiều cầu có quy mô mặt cắt ngang chưa đồng bộ với quy mô của tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; chiều rộng cầu nhỏ hơn chiều rộng của đường đầu cầu, làm tính chất liên tục của tuyến đường giao thông bị co thắt, gián đoạn.

Đáng chú ý, đa số các cầu trong danh sách cầu yếu đều phải hạn chế tải trọng do đã được xây dựng từ lâu, kết cấu chịu lực xuống cấp.

Ngoài ra, nhiều cầu chỉ đủ đáp ứng tải trọng của xe thô sơ, xe máy... không đáp ứng được nhu cầu giao thông hiện tại. Tải trọng bị hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của cả đoạn tuyến.

Cá biệt, nhiều công trình cầu tuy kết cấu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không cắm biển hạn chế tải trọng, các phương tiện quá khổ, quá tải vẫn thường xuyên lưu thông.

Để xác định mức dộ xuống cấp và ưu tiên nguồn vốn đầu tư, sau khi rà soát đánh giá, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã phân loại các công trình cầu tạm, cầu yếu thành 3 nhóm làm cơ sở đề xuất danh mục và thứ tự ưu tiên đầu tư.

Trong đó, nhóm 1 là các cầu cần đầu tư xây dựng mới, thay thế cầu cũ; nhóm 2 gồm các cầu còn sử dụng được, cần sửa chữa, cải tạo; nhóm 3 gồm các cầu chưa có phát hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn chịu lực, cần theo dõi, kiểm tra duy tu định kỳ…

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhấn mạnh, trong quá trình đầu tư, ưu tiên các cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông phải được xử lý ngay. Công tác duy tu, cải tạo, sửa chữa cầu yếu còn lại sẽ được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

Hội thảo thực hiện đề án nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc

(Thanh tra) - Ngày 23/11, tại thị xã Cửa Lò, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ phối hợp tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo, toạ đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg của Chính phủ về đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, giai đoạn 2025 – 2030”.

 Lợi Châu

19:47 23/11/2024
Trợ giúp pháp lý… “điểm tựa” cho người dân

Trợ giúp pháp lý… “điểm tựa” cho người dân

(Thanh tra) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, thời gian qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Nghệ An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp, nhất là đối với người dân ở các huyện miền núi, biên giới, có đồng bào DTTS sinh sống.

Đức Anh

19:47 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm