Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/08/2017 - 08:43
Bắt đầu từ năm 2018, Luật Bảo hiểm xã hội sẽ có nhiều sự thay đổi trong cải cách đóng và cách tính hưởng lương hưu. Người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn nhưng sẽ hưởng lương hưu ở mức cao hơn.
Trao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)
Đóng bảo hiểm xã hội trên tiền lương thực tế
Từ ngày 1/1/2018, đối với lao động trong doanh nghiệp, cách xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi.
Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) trên mứclương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng có gồm cả phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
Đối với công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), việc đóng bảo hiểm xã hội trên tiền lương thực tế là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu... mức hưởng sẽ cao hơn.
Tỷ lệ hưởng lương hưu thay đổi
Từ ngày 1/1/2018, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu tối đa 75% sẽ kéo dài thêm 5 năm.
Ông Nguyễn Đức Toàn cho biết, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tối đa 75%. So với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%.
Lao động nam nghỉ hưu năm 2018 muốn được hưởng tối đa 75% phải đủ 31 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75%. So với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội là lao động nam được hưởng tỷ lệ tối đa 75%.
Theo một số chuyên gia, việc kéo dài thời gian đóng bảo hiểm xã hội cùng với việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội có thể sẽ giúp tăng mức lương bình quân để tính lương hưu. Mặc dù tỷ lệ hưởng giảm nhưng người lao động vẫn có thể sẽ hưởng lương hưu ở mức cao hơn./.
Theo Hồng Kiều/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh