Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/03/2014 - 09:42
(Thanh tra) - Theo bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam, nếu quản lý dạy nghề cứ chạy theo thị trường ảo, không hướng đến một nền giáo dục thực học, thực làm thì sẽ rất lãng phí và kéo theo nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Cho nên, sửa Luật Dạy nghề lần này cần phải sửa đổi cơ bản chứ không phải chỉ sửa một vài điều.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam .
Tại sao bà lại cho rằng, Luật Dạy nghề phải được sửa đổi cơ bản? Bởi theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH), chỉ cần bổ sung một số điểm trong Luật Dạy nghề sẽ tạo ra một hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đủ mạnh nhằm phát triển công tác đào tạo nghề?
Trước hết, Đảng, Nhà nước ta đã xác định nguồn nhân lực là 1 trong 3 trụ cột chính để biến các mục tiêu công nghiệp hóa đất nước thành hiện thực. Đi kèm với Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Phát triển dạy nghề. Chủ trương, chính sách rất đúng, rất trúng nhưng có một thực tế là: Mặc dù hết sức nỗ lực nhưng việc tuyển sinh học nghề của các cơ sở đào tạo nghề vẫn hết sức khó khăn. Năm 2013, tuyển sinh học nghề chỉ đạt hơn 86% kế hoạch.
Nếu Nhà nước không có sự điều chỉnh vĩ mô, không đào tạo theo yêu cầu của nền kinh tế và không đào tạo theo quy hoạch nhân lực mà cứ đào tạo theo “nhu cầu người học” như hiện nay thì hậu quả là thị trường lao động đang rối beng. Các doanh nghiệp cần lao động kỹ thuật, cần lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề thành thục thì không tuyển được, trong khi lao động có trình độ đại học, thậm chí, nhiều bằng đại học thì thất nghiệp.
Chính vì vậy, nếu coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và để thực hiện thành công Chiến lược Phát triển dạy nghề 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì phải là Luật Dạy nghề sửa đổi chứ không chỉ là “sửa đổi một số điều” của Luật Dạy nghề.
Thưa bà, từ lâu chúng ta đã có chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và hiện tại cũng đã và đang đi theo xu hướng đó?
Đúng là chúng ta đã định hướng “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tuy nhiên, xu hướng mà chúng ta đang đi là đào tạo theo nhu cầu người học, mà nhu cầu người học thì ai cũng muốn đại học. Bởi vậy, thị trường đào tạo phải chạy theo nhu cầu này và vì thế chỗ nào cũng đại học. Thiếu trường lớp, không có giáo viên cũng mở đại học, không có học sinh thì xin kéo dài thời gian tuyển sinh, hạ điểm đầu vào, kéo bằng được học sinh vào đại học. Trường nghề thấy vậy cũng tìm cách lên đại học.
Nhu cầu học đại học không phải chỉ ở Việt Nam mới có, nhiều nước cũng có tình trạng như ta nhưng họ có điều hành vĩ mô. Nhà nước trực tiếp can thiệp vào phân luồng. Còn ở ta nếu quản lý cứ chạy theo thị trường ảo, không hướng đến một nền giáo dục thực học, thực làm thì sẽ rất lãng phí và kéo theo nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Theo tôi, Luật Dạy nghề hiện tại có rất nhiều “điểm rối” cần phải gỡ.
Vậy cụ thể “điểm rối” đó là gì? Và, cần phải gỡ nó như thế nào, thưa bà?
Có 4 vấn đề cần phải gỡ rối:
Thứ nhất là quan điểm tiếp cận, có sửa để luật thực sự là công cụ tạo bứt phá mới về nhận thức cho dạy nghề không?
Thứ 2, cần quy định rõ vấn đề phân luồng học sinh.
Thứ 3, luật sửa đổi lần này phải gỡ cho được vấn đề đầu mối quản lý dạy nghề đang rối hiện nay. Trường đại học cũng dạy cao đẳng, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Không tuyển được học sinh học nghề, một số trường đại học còn “mua” lại học sinh của các trường nghề để đào tạo. Ngược lại, một số trường nghề cũng đào tạo đại học. Nói chung là rất rối. Theo tôi, đại học chỉ nên dạy đại học, sau đại học và nghiên cứu, còn dạy nghề nên để trong các trường nghề. Sửa đổi luật lần này cũng nên quy định rõ trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp trong dạy nghề.
Thứ 4, phải tạo được các chính sách động lực thu hút người học nghề. Người học nghề phải thấy được tương lai vững chắc của mình về tiền lương và các đãi ngộ tương xứng với nghề nghiệp, công việc mà họ đã chọn.
Thưa bà, phân luồng học sinh cụ thể sẽ thế nào bởi vấn đề này đã được đặt ra khá lâu và quả thực rất khó thực hiện?
Các nước phát triển phân luồng học sinh bắt đầu từ trung học cơ sở và là việc rất bình thường từ lâu nay. Châu Âu người ta cũng lấy điểm từ cao xuống thấp, hết lớp 9 là 65% - 70% đi học nghề, chỉ 30 - 35% vào trung học phổ thông để đi tiếp lên đại học. Khu vực ASEAN cũng thế, như Indonesia là 70% - 30%. Tức là chỉ có 30% học sinh vào trung học phổ thông, còn 70% đi học nghề. Tất nhiên, học nghề gồm cả học tiếp văn hóa. Còn ở ta, việc phân luồng học sinh vào trung cấp chuyên nghiệp hay học nghề hiện nay chủ yếu thông qua công tác vận động tuyên truyền là chính. Đã vậy, các trường đại học lại mở ra rất nhiều và tuyển sinh rất thoáng nên xu hướng học đại học vẫn là chủ yếu.
Sửa luật lần này, nếu Nhà nước không can thiệp vào chính sách phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông mà vẫn chỉ vận động chung chung như hiện nay thì dạy nghề rất khó đạt mục tiêu như chiến lược đã đề ra... Cũng có nghĩa, nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khó đáp ứng được yêu cầu.
Mai Anh thực hiện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý