Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 09/12/2015 - 10:55
Sau khi chúng tôi đăng clip trồng rau bằng nhớt, cơ quan chức năng TP HCM đã lấy 20 mẫu về kiểm tra và tất cả đều tồn dư 3 kim loại nặng là asen, đồng và kẽm.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa. Ảnh: Hải An.
Chiều 8/12, bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý An toàn thực phẩm - Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM, cho biết sau khi Zing.vn đăng clip trồng rau bằng nhớt, cơ quan chức năng đã xuống phường Thạnh Xuân lấy 20 mẫu về kiểm tra.
"Tất cả 20 mẫu này đều tồn dư 3 kim loại nặng là asen, đồng và kẽm nhưng trong mức độ cho phép", bà Thoa nói.
Theo bà Thoa, thành phố có khoảng 1.000 hộ trồng rau muống nước. Chi cục đã tập huấn và buộc người dân ký cam kết không được sử dụng nhớt thải, nhưng chỉ có 988 hộ đồng ý.
"Khi kiểm tra, lực lượng chức năng chỉ phát hiện một hộ sử dụng nhớt thải. Đa số nông dân trồng rau muống ở TP HCM đều là người từ phía Bắc vào. Họ có thể làm vài vụ rồi có việc phải trở lại quê, chuyển giao cho người khác", bà Thoa phân tích.
Ngoài việc theo dõi, kiểm tra việc người dân mua bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục còn tăng cường giám sát chặt chẽ nguồn hàng từ các địa phương khác nhập vào TP HCM.
Cũng theo bà Thoa, năm nay Chi cục lấy 1.000 mẫu thực phẩm để phân tích 179 loại hoạt chất, phát hiện 8 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Người dân TP HCM đang ăn uống kiểu "hên xui"
Cho rằng vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề người dân lo lắng, bức xúc nhất, ông Trịnh Xuân Thiều, Bí thư Quận ủy Phú Nhuận đặt câu hỏi: "Chúng ta có nhiều cơ quan quản lý nhưng tại sao vẫn có nơi buôn bán hàng hóa kém chất lượng? Người dân cho biết, họ vẫn không yên tâm cả khi vào siêu thị".
Ông lo lắng, hiện nay tại các chợ truyền thống, chợ trong khu dân cư, không thể kiểm soát được nguồn hàng lấy từ đâu nên người dân ăn uống theo kiểu "hên xui", và các loại bệnh liên quan đến ăn uống gia tăng.
"Tuổi thọ của người dân đang tăng nhưng lại không khỏe, do tích tụ nhiều chất độc trong thực phẩm", đại biểu Thiều bức xúc.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Các cơ quan chức năng phải theo dõi sát sao, kiểm soát liên tục chất phụ gia trong chế biến thực phẩm thì người dân mới yên tâm ăn uống bình thường.
"Sở Công Thương phải công bố danh sách các điểm bán thực phẩm an toàn để người dân dễ dàng nhận diện. Liên tục rà soát các điểm chăn nuôi, trồng trọt để kiểm soát, phát hiện nông dân sử dụng chất cấm. Quá trình bày bán cũng cần có quy trình kiểm tra tại chỗ", ông Nhân đề nghị.
Nhắc tới vấn đề an toàn thực phẩm được bàn thảo từ kỳ họp trước đến kỳ họp này, đại biểu Nguyễn Văn Lâm dí dỏm: "Có một bà đi chợ mang theo máy để đo hóa chất trong rau. Riết rồi đi chợ phải mang cả ba lô vật dụng để thử hóa chất, thuốc trừ sâu".
Trong khi đó, đại biểu Phạm Hưng Út cho hay, vài tháng gần đây thực phẩm bẩn rất báo động. Người dân ăn rau thì đụng rau phun thuốc trừ sâu, nhớt; ăn thịt thì gặp thịt nhiễm chất tạo nạc.
"Theo báo chí, mỗi năm có 200.000 - 500.000 người bị ung thư vì thức ăn không sạch. Tôi đề nghị phải có nghị quyết riêng cho vấn đề an toàn thực phẩm", ông nói.
Muốn mua thực phẩm an toàn cần vào siêu thị Còn đại diện Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, người dân không thể tự kiểm tra bằng cảm quan thực phẩm bẩn, tồn dư hóa chất. Nếu muốn nhận diện thực phẩm không an toàn thì chỉ có cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra. Vị này khuyên, nếu người tiêu dùng muốn chắc chắn mua được thực phẩm an toàn thì nên vào siêu thị. Theo ông, các siêu thị đã cùng cơ quan chức năng chặn thực phẩm bẩn từ lúc mới nhập. Nhà cung cấp muốn đưa hàng vào siêu thị thì phải có chứng nhận đủ điều kiện chất lượng sản phẩm. Sau đó, siêu thị sẽ đưa các mẫu này đi kiểm tra để xác định có được bán hay không. |
Theo Trường Nguyên - Võ Thuận/Zing.vn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh