Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 tiếp tục hầu tòa

Chủ nhật, 26/06/2011 - 13:05

(Thanh tra) - Theo dự kiến ngày 27/6, TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án tham ô trong quản lý dự án cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh liên quan đến nguyên Tổng Giám đốc Ban Quản lý các dự án 18 (PMU 18) Bùi Tiến Dũng và 8 đồng phạm. Đây là vụ án thứ 3 ông Bùi Tiến Dũng bị xem xét trách nhiệm hình sự trong thời gian làm Tổng Giám đốc PMU 18. Phiên xử dự kiến diễn ra trong 10 ngày, kết thúc vào ngày 6/7.

Cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh do PMU18 làm chủ đầu tư

IDT nói, đầu tư 1.300 tỷ đồng, mỗi năm dự án sẽ mang lại hiệu quả tiết kiệm thời gian tương đương 6.000 tỷ đồng, thu ngân sách 1.200 tỷ đồng. Làm kinh tế như vậy ai nghe cũng phát ham!

Thế nhưng, IDT không quên đề xuất phương thức BOT cho dự án: Sau khi xây dựng, hệ thống được bàn giao cho thành phố quản lý, khai thác, và sẽ hoàn vốn cho họ trong năm năm bằng tiền thu phí. Nếu nguồn thu phí không đủ, việc chi trả sẽ tiếp tục kéo dài trong năm năm tiếp theo.

Vậy là rõ. Sau khi “show” ra con số lợi nhuận khổng lồ, IDT cũng không quên nhắc lại quyền lợi của mình trong trường hợp “5 năm tiếp theo”. Điều này đồng nghĩa mức siêu lợi nhuận được nói đến là một con số mà ngay IDT chưa hoàn toàn chắc ăn (?). Điều này cũng lý giải cho tính khả thi của dự án.

Có người nói cách làm ăn này được gọi là “lời ăn lỗ… chạy”. Cũng có ý kiến rằng, dự án không hề mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà chỉ tạo ra công cụ để thu phí của người dân. Vì rằng, dự án không tạo ra cho xã hội tài sản cụ thể nào. Sử dụng tài sản của Nhà nước, của người dân (là các tuyến đường) để phục vụ thu phí là thiếu thuyết phục.

Hơn nữa, taxi, xe tải nhỏ vận chuyển hàng hóa vào trung tâm khi bị thu phí sẽ đẩy giá cả lên cao, lạm phát tăng làm người dân trong vùng thu phí phải gánh chịu. Trường hợp nếu người dân chấp nhận nộp phí để mua quyền vào trung tâm, nhưng nếu dự án không giảm được kẹt xe thì người dân sẽ “tiền mất tật mang”. Ai chịu trách nhiệm?

Cần biết rằng, tình trạng giao thông ùn tắc tại các cửa ngõ hiện gây thiệt hại rất lớn, ùn tắc ở nội ô gây thiệt hại thấp hơn. Nếu triển khai dự án, ùn tắc bên ngoài các vành đai thu phí sẽ gia tăng. Đó là chưa kể, sau triển khai, có người dự báo lượng xe 2 bánh sẽ gia tăng 13% ở khu vực nội ô. Liệu giảm kẹt xe có đạt được mục đích dân sinh?

Thu phí tất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người dân. Chuyện cũng nên bàn, xin ý kiến dân vì lợi ích chung, đừng vì một nhóm lợi ích. Trong lúc một dự án khác: Xây dựng Trung tâm điều khiển giao thông thuộc chương trình trọng điểm giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, có vốn đầu tư gần 187 triệu USD do Bộ Kinh tế thuộc Chính phủ Pháp tài trợ cũng đang được triển khai.

Ùn tắc giao thông đang là vấn nạn thật sự cho đô thị. Đừng nên lẫn lộn giữa việc tìm giải pháp làm giảm kẹt xe với việc tìm giải pháp thu phí để làm giảm kẹt xe.

Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm