Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gọi điện giả danh cán bộ Công an, Tòa án...lừa đảo cả trăm triệu đồng

Thứ năm, 07/05/2015 - 16:03

Mạo danh lực lượng chức năng qua điện thoại

Cần đề cao cảnh giác với các đối tượng giả danh cán cộ cơ quan chức năng để lừa đảo qua điện thoại. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Ngày 7/5, trao đổi với phóng viên, Trung tá Ngô Minh An - Phó trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50-Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã liên tiếp xảy ra những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh cán bộ Công an, Tòa án, Viện kiểm sát... để lừa đảo số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Sở dĩ xảy ra các vụ việc đáng tiếc kể trên không chỉ bởi sự cả tin của người dân, mà còn bởi phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vô cùng tinh vi, kín kẽ.

Cụ thể, theo Trung tá Ngô Minh An: Các đối tượng thường gọi điện qua Internet tới các thuê bao của bị hại trong nước, thông báo nạn nhân đang nợ cước điện thoại, hoặc số tài khoản ngân hàng của người này đang bị kẻ xấu chiếm đoạt dùng vào mục đích xấu như: rửa tiền, buôn bán ma tuý...

Tiếp theo, sau khi con mồi cắn câu, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản khác, sau đó chiếm đoạt số tiền này.

Bằng thủ đoạn này, chỉ tính từ đầu thàng 4/2015 tới nay, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận tới 13 đơn trình báo của bị hại với số tiền bị kẻ gian chiếm đoạt lên đến gần 3 tỉ đồng.

Một vụ điển hình, Phòng PC50 tiếp nhận là đơn trình báo của nạn nhân Q.T.T.T (hộ khẩu thường trú tại quận Hà Đông, Hà Nội).

Theo đơn trình báo, ngày 15/4, chị T. được 1 đối tượng gọi điện vào số máy bàn nhà riêng, thông báo việc chị đang nợ 8 triệu đồng tiền cước điện thoại. Đối tượng yêu cầu chị T. ấn tiếp phím 0 để gặp cán bộ cơ quan công an để giải quyết. Ở đầu dây bên kia, một đối tượng khác tự xưng là công an tỉnh Tây Ninh thông báo: Gần đây diễn ra tình trạng đối tượng xấu trộm cắp thông tin cá nhân vào mục đích xấu, đồng thời bịa ra câu chuyện số tài khoản ngân hàng của chị T. đã bị đánh cắp, và hiện tại chị đang có trong danh sách liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy.

Trước câu chuyện quá kín kẽ của vị cán bộ công an “từ trên trời rơi xuống”, người phụ nữ cả tin răm rắp làm theo hướng dẫn, ngay lập tức tới ngân hàng rút số tiền 400 triệu đồng và gửi vào một tài khoản do đối tượng cung cấp. Nhiều ngày sau không thấy tiền được chuyển trả, nạn nhân mới vỡ lẽ bị lừa và tới cơ quan công an trình báo.

Một vụ việc tương tự xảy ra mới đây, ngày 5/5, một nạn nhân khác là chị K.T.K.L (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Với thủ đoạn như trên, các đối tượng đã lừa được của nạn nhân 240 triệu đồng.

Người dân cần làm gì?

Theo Trung tá Ngô Minh An, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi khi dùng Internet thông qua phương thức điện thoại VOIP (truyền giọng nói trên giao thức IP) nhằm tránh sự truy xét của cơ quan công an. Bên cạnh đó, sau khi tiền được chuyển vào tài khoản đối tượng cung cấp cho nạn nhân, chúng nhanh chóng rút toàn bộ tiền ở nước ngoài, gây khó khăn cho việc điều tra.

“Tuy nhiên, có một số thông tin cơ bản nếu người dân nắm vững sẽ tránh khỏi việc bị các đối tượng xấu lường gạt: Thứ nhất, cơ quan công an khi làm việc với nhân dân thì đều có giấy mời, giấy triệu tập để đến làm việc. Thứ hai, cơ quan công an không mở tài khoản ngân hàng mang tên một cá nhân nào cả, do đó người dân nên cảnh giác đối với các đối tượng có tên tài khoản cá nhân - đó không phải là cơ quan công an,” trung tá An nhận định.

Trước sự phức tạp và tinh vi của thủ đoạn trên, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 khuyến cáo người dân:

- Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại. Đặc biệt là không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ.

- Cảnh giác khi nhận được cuộc gọi lạ, đặc biệt người xưng là nhân viên viễn thông, cán bộ cơ quan pháp luật. Không nên cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác.

- Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi có sự nghi ngờ để cùng phối hợp giải quyết. Không nên tự mình xử lý vì sẽ dễ sập bẫy kịch bản lừa đảo của tội phạm. Phát hiện và báo ngay cho cơ quan công an những đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao như thu mua Chứng minh nhân dân, thẻ ghi nợ quốc tế hoặc Chứng minh nhân dân có dấu hiệu dán ảnh lại để mở một số thẻ tín dụng./.Ngày 7/5, trao đổi với phóng viên, Trung tá Ngô Minh An - Phó trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50-Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã liên tiếp xảy ra những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn giả danh cán bộ Công an, Tòa án, Viện kiểm sát... để lừa đảo số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.

Sở dĩ xảy ra các vụ việc đáng tiếc kể trên không chỉ bởi sự cả tin của người dân, mà còn bởi phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vô cùng tinh vi, kín kẽ.

Cụ thể, theo Trung tá Ngô Minh An: Các đối tượng thường gọi điện qua Internet tới các thuê bao của bị hại trong nước, thông báo nạn nhân đang nợ cước điện thoại, hoặc số tài khoản ngân hàng của người này đang bị kẻ xấu chiếm đoạt dùng vào mục đích xấu như: rửa tiền, buôn bán ma tuý...

Tiếp theo, sau khi con mồi cắn câu, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản khác, sau đó chiếm đoạt số tiền này.

Bằng thủ đoạn này, chỉ tính từ đầu thàng 4/2015 tới nay, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận tới 13 đơn trình báo của bị hại với số tiền bị kẻ gian chiếm đoạt lên đến gần 3 tỉ đồng.

Một vụ điển hình, Phòng PC50 tiếp nhận là đơn trình báo của nạn nhân Q.T.T.T (hộ khẩu thường trú tại quận Hà Đông, Hà Nội).

Theo đơn trình báo, ngày 15/4, chị T. được 1 đối tượng gọi điện vào số máy bàn nhà riêng, thông báo việc chị đang nợ 8 triệu đồng tiền cước điện thoại. Đối tượng yêu cầu chị T. ấn tiếp phím 0 để gặp cán bộ cơ quan công an để giải quyết. Ở đầu dây bên kia, một đối tượng khác tự xưng là công an tỉnh Tây Ninh thông báo: Gần đây diễn ra tình trạng đối tượng xấu trộm cắp thông tin cá nhân vào mục đích xấu, đồng thời bịa ra câu chuyện số tài khoản ngân hàng của chị T. đã bị đánh cắp, và hiện tại chị đang có trong danh sách liên quan đến đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy.

Trước câu chuyện quá kín kẽ của vị cán bộ công an “từ trên trời rơi xuống”, người phụ nữ cả tin răm rắp làm theo hướng dẫn, ngay lập tức tới ngân hàng rút số tiền 400 triệu đồng và gửi vào một tài khoản do đối tượng cung cấp. Nhiều ngày sau không thấy tiền được chuyển trả, nạn nhân mới vỡ lẽ bị lừa và tới cơ quan công an trình báo.

Một vụ việc tương tự xảy ra mới đây, ngày 5/5, một nạn nhân khác là chị K.T.K.L (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Với thủ đoạn như trên, các đối tượng đã lừa được của nạn nhân 240 triệu đồng.

Người dân cần làm gì?

Theo Trung tá Ngô Minh An, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi khi dùng Internet thông qua phương thức điện thoại VOIP (truyền giọng nói trên giao thức IP) nhằm tránh sự truy xét của cơ quan công an. Bên cạnh đó, sau khi tiền được chuyển vào tài khoản đối tượng cung cấp cho nạn nhân, chúng nhanh chóng rút toàn bộ tiền ở nước ngoài, gây khó khăn cho việc điều tra.

“Tuy nhiên, có một số thông tin cơ bản nếu người dân nắm vững sẽ tránh khỏi việc bị các đối tượng xấu lường gạt: Thứ nhất, cơ quan công an khi làm việc với nhân dân thì đều có giấy mời, giấy triệu tập để đến làm việc. Thứ hai, cơ quan công an không mở tài khoản ngân hàng mang tên một cá nhân nào cả, do đó người dân nên cảnh giác đối với các đối tượng có tên tài khoản cá nhân - đó không phải là cơ quan công an,” trung tá An nhận định.

Trước sự phức tạp và tinh vi của thủ đoạn trên, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50 khuyến cáo người dân:

- Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại. Đặc biệt là không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ.

- Cảnh giác khi nhận được cuộc gọi lạ, đặc biệt người xưng là nhân viên viễn thông, cán bộ cơ quan pháp luật. Không nên cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác.

- Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi có sự nghi ngờ để cùng phối hợp giải quyết. Không nên tự mình xử lý vì sẽ dễ sập bẫy kịch bản lừa đảo của tội phạm. Phát hiện và báo ngay cho cơ quan công an những đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao như thu mua Chứng minh nhân dân, thẻ ghi nợ quốc tế hoặc Chứng minh nhân dân có dấu hiệu dán ảnh lại để mở một số thẻ tín dụng./.

Theo Võ Phương/Vietnam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm