Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/05/2015 - 09:37
(Thanh tra) - Trong 2 ngày 16 - 17/5, các cơ quan chức năng đã về thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo tiến hành khám sức khỏe và lấy mẫu máu của người dân làm cơ sở để đánh giá chính xác mức độ nhiễm độc chì, làm cơ sở để Bộ Y tế và tỉnh Hưng Yên đưa ra giải pháp cụ thể trong việc tẩy độc chì cho người dân.
Một số hộ gia đình vẫn thu gom vá sản xuất ngay trong khuôn viên của gia đình. Ảnh: Phương Anh
Đoàn bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức khám cho gần 400 người, trong đó chủ yếu là trẻ em và những người dân trực tiếp tham gia tái chế chì thủ công ở làng nghề Đông Mai. Trong số những em nhỏ được xét nghiệm lần này có 33 em đã được xác định phải tẩy độc chì khẩn cấp trong thời gian sớm nhất, 27 em có biểu hiện thiếu máu.
Trước đó, vào năm 2007 - 2008, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã tiến hành nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường tại xã Chỉ Đạo. Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm chì trong không khí vượt tiêu chuẩn gần 3,5 lần, có nơi tới 10 lần. Nhiều loại cá, rau... nuôi trồng cũng nhiễm chì vượt mức cho phép 4,6 lần. Đáng lo ngại nhất là rất nhiều cháu bé ở Đông Mai đang bị nhiễm độc chì với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Năm 2012, Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) đã lựa chọn ngẫu nhiên hơn 100 trẻ em để xét nghiệm sàng lọc lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy 100% số trẻ này đều có hàm lượng chì máu vượt quá giới hạn bình thường. Trong đó có 39 em có hàm lượng chì trong máu ở mức cao từ 45 - 70 µg/dl (mức báo động). Do nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, thôn Đông Mai có hơn 80% số người bị mắc bệnh. Có tới 50% bị đường ruột, tá tràng, đau dạ dày; 30% mắc bệnh đường hô hấp, đau mắt; 100% số người trực tiếp nấu chì đều bị nhiễm độc chì trong máu. Theo phân tích từ cơ thể những người bị nhiễm độc chì, hàm lượng chì trong nước tiểu từ 0,25 -0,56 mg/l; trong máu 135 mg/l, vượt 1,5 lần mức cho phép.
Tại buổi làm việc với Bộ Y tế mới đây, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đưa ra giải pháp trước mắt là lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Mặt khác, từ nay cho đến hết năm 2015, chính quyền địa phương sẽ tiến hành di dời toàn bộ cơ sở tái chế chì đến nơi quy hoạch. Tuy nhiên, theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, dù các hộ dân đã cam kết thực hiện nhưng khó khăn nhất hiện nay đối với họ vẫn là nguồn kinh phí để di dời. Sau khi di dời, UBND tỉnh sẽ lo hỗ trợ người dân tẩy độc chì và xử lý môi trường.
Theo các chuyên gia y tế, một trong những nguồn lây nhiễm độc chì ở xã Chỉ Đạo chính là những vỏ bình ắc quy mà nhiều gia đình sử dụng làm bậc lên xuống ở cửa, hay để trong vườn, ngoài đường… Vì thế, giải pháp trước mắt cần phải tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức, mà cụ thể là không nên mang về nhà những vật dụng, quần áo ở nơi sản xuất, tái chế chì, càng không để gần nơi có trẻ nhỏ, để giảm nguồn ô nhiễm. Ngành Y tế địa phương cũng cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, khi có triệu chứng bị nhiễm độc chì thì đưa đi khám.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đang theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc và tử vong ở Congo, trường hợp có diễn biến mới sẽ đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
Phương Anh
13:28 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh