Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 10/11/2017 - 11:27
(Thanh tra) - Đó là chủ đề của Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) tại Việt Nam được Cục Phòng, chống HIV/AIDS đưa ra tại buổi họp báo ngày 9/11, tại Hà Nội.
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: PA
Mục tiêu của Tháng hành động nhằm thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS nói chung và lợi ích của xét nghiệm HIV sớm mới riêng.
Đồng thời, hoạt động tuyên truyền tập trung vào việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV và trách nhiệm của người nhiễm HIV với gia đình, xã hội; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; mở rộng xét nghiệm HIV sớm...
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, nhiều hoạt động thiết thực sẽ được tổ chức, như: Hội nghị tổng kết thí điểm các mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng và triển khai hướng dẫn quốc gia xét nghiệm tại cộng đồng; Mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS; Hội thảo chia sẻ kết quả thí điểm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại cơ sở y tế; xây dựng và phát sóng các phóng sự về phòng, chống HIV trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.
Trong các mục tiêu trên, mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình là mục tiêu hết sức quan trọng, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp. Do vậy, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017, Việt Nam tập trung vào chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90 vào năm 2020”.
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, hiện nay, các đối tượng nghiện ma túy đang có xu hướng chuyển từ sử dụng cần sa, heroin sang ma túy tổng hợp. Với nhiều tên gọi khác nhau như ma túy đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên…, ma túy tổng hợp làm não bộ người sử dụng bị tổn thương nặng nề, gây loạn thần, hoang tưởng, mất kiểm soát về hành vi, có xu hướng phạm tội sau khi sử dụng.
Nếu như người nghiện các chất dạng thuốc phiện còn có Methadone điều trị, có cơ hội làm lại cuộc đời, thì người nghiện ma túy tổng hợp hiện vô phương cứu chữa, cuộc đời chỉ gắn với trại cai nghiện, gây gánh nặng cho gia đình và mất trật tự, an ninh xã hội.
Cũng theo ông Cảnh, hiện trên thế giới, số lượng ma tuý tổng hợp có trên 600 loại. Với tốc độ sản xuất mới rất lớn, thủ đoạn tinh vi để tiếp cận với người nghiện, sẽ gây những hệ lụy khôn lường nếu các cơ quan quản lý không có biện pháp kiểm soát.
Thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 9 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 6.880 người nhiễm HIV được phát hiện (giảm 14% so với cùng kỳ năm 2016); hơn 3.480 bệnh nhân AIDS (giảm 39% so với cùng kỳ năm 2016); 1.260 số bệnh nhân HIV đã tử vong. Trong số bệnh nhân nhiễm HIV đã có hơn 122.430 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ARV, tăng gần 6.000 bệnh nhân so với năm 2016.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên