Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/06/2013 - 09:22
(Thanh tra)- Theo Bộ Y tế, sau 3 năm triển khai, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) từng bước đi vào cuộc sống và tác động tích cực đến chính sách BHYT tại Việt Nam. Tỷ lệ bao phủ BHYT ngày càng mở rộng; chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được cải thiện, quyền lợi của người có thẻ được bảo đảm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, chỉ rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện Luật còn nhiều tồn tại, vướng mắc, mà nguyên nhân là do cơ chế chính sách và quá trình tổ chức thực hiện như: Tỷ lệ bao phủ BHYT thấp, tính tuân thủ pháp luật về BHYT chưa cao, đối tượng tự nguyện tham gia BHYT chỉ đạt 24,5%, chỉ có người ốm, người bệnh mới tham gia BHYT; chất lượng KCB nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu, thủ tục còn phiền hà, còn tình trạng quá tải ở tuyến trên; một số nội dung, điều khoản của Luật có liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT còn chồng chéo, quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng; một số địa phương chưa xác định tỷ lệ bao phủ BHYT như là một chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Còn theo ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quá trình triển khai cho thấy, quy định việc tham gia BHYT hiện chưa rõ ràng nên nhiều nhóm đối tượng đã không tham gia. Vì vậy, để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân thì Luật BHYT (Sửa đổi) phải quy định tham gia BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc.
Theo Dự thảo Luật BHYT (sửa đổi), sẽ giảm mức thanh toán đối với trái tuyến, vượt tuyến (cả nội trú và ngoại trú) với mức thanh toán giảm từ 30%, 50%, 70% như hiện nay xuống còn 20%, 40%, 60% theo hạng bệnh viện đối với trường hợp nội trú và 10%, 20%, 30% theo hạng bệnh viện đối với trường hợp ngoại trú. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, việc quy định mức cùng chi trả cao hơn đối với trường hợp KCB vượt tuyến, trái tuyến là cần thiết, phù hợp với kinh nghiệm các nước để hạn chế việc vượt tuyến kỹ thuật, hạn chế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, giảm tình trạng quá tải và bảo đảm sự an toàn của quỹ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu tiếp cận dịch vụ của người tham gia BHYT.
Bà Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính - sự nghiệp, Bộ Tài chính, cho biết, việc quy định tỷ lệ thanh toán BHYT trái tuyến từ 30 - 70% như hiện nay dẫn đến tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến trên, khó kiểm soát được chi phí KCB BHYT. Bà Hằng cho rằng, Luật nên sửa đổi theo hướng, vẫn thanh toán chi phí KCB trái tuyến, nhưng chỉ thanh toán ở mức tương đương với mức chi phí đúng tuyến điều trị. Việc thanh toán theo tỷ lệ 30 - 70% như hiện nay là vẫn cao so với mức tương đương ở tuyến dưới.
Đại diện Sở Y tế Hà Giang cũng thừa nhận, hiện nay, tùy theo đối tượng, phải đồng chi trả 20% và 5%, nhưng việc thu đồng chi trả này của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, cận nghèo. Do vậy, để người bệnh yên tâm điều trị, nhiều bệnh viện phải miễn thu phần cùng chi trả của một số đối tượng và việc này ảnh hưởng đến kinh phí KCB của bệnh viện.
Đề cập đến vấn đề này, Ngân hàng Thế giới cho rằng: Hiện nay, người Việt phải chi trả chi phí dịch vụ y tế quá cao, chiếm đến 50% tổng chi tiêu y tế (trong khi ở nhiều nước có nền kinh tế ngang bằng Việt Nam, tỷ lệ này chỉ dưới 30%). Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ BHYT chi trả cho dịch vụ y tế còn hạn chế. Ngoài ra, việc bác sĩ lạm dụng kê thuốc và sử dụng dịch vụ ngoài danh mục, khiến người bệnh phải tự bỏ tiền túi chi trả. Đặc biệt, hiện nay cơ sở KCB ban đầu ít được đầu tư, chất lượng thấp, nên tỷ lệ chuyển tuyến hoặc vượt tuyến cao, đồng nghĩa với việc chi trả viện phí cao. Vậy nên, Bộ Y tế cần có cơ chế chặt chẽ hơn để kiểm soát bác sĩ kê thuốc ngoài danh mục cũng như hạn chế lạm dụng dịch vụ.
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Phương Anh
17:12 07/12/2024TC
22:48 05/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang